Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Cây thuốc quý trong vườn Quốc gia Việt nam


Cây thuốc trong vườn Quốc gia Việt nam
Sản phẩm rừng có vai trò quan trọng. Ngành y tế nhất là y dược học cổ truyền đang sử dụng nhiều loài thực vật, động vật theo cách thức và quy mô khác nhau, để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Có nhiều cây thuốc quý từ rừng còn chưa được biết đến và còn phải tiếp tục tìm hiểu điều tra những đặc tính mới, khả năng sử dụng mới trong việc hỗ trợ chữa các chứng bệnh nan y.

Sản phẩm rừng có vai trò quan trọng. Ngành y tế nhất là y dược học cổ truyền đang sử dụng nhiều loài thực vật, động vật theo cách thức và quy mô khác nhau, để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Có nhiều cây thuốc quý từ rừng còn chưa được biết đến và còn phải tiếp tục tìm hiểu điều tra những đặc tính mới, khả năng sử dụng mới trong việc hỗ trợ chữa các chứng bệnh nan y.

Với diện tích quy hoạch đến năm 2010 khoảng 2.370.270 ha (hiện có 2.164.688 ha), hệ thống rừng đặc dụng Việt nam sẽ góp phần bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu, nằm chung trong công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đất nước.
Vườn Quốc gia cúc Phương
Thuộc huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương hiện có tên trong Danh mục các VQG  thế giới. VQG Cúc Phương được thành lập ngày 7/7/1962 với tổng diện tích là 22.200ha, nằm trên địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá. Hơn 40 năm qua, nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã xác định được 1983 loài thực vật bậc cao, thuộc 912 chi, 229 họ. Ngoài những cây cho gỗ, có tới 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây thực phẩm-thuốc, như Sồi, Ba Gạc, Đẳng sâm, Hoàng đàn, Thạch xương bồ, Củ mài, Chân chim núi, Huyết giác, Huyết dụ, Lê thuộc họ Ngũ gia bì, Dừa cạn, Thiên niên kiện, Chân chim leo, Đậu, Thị, Na, Trôm, Bồ hòn, các cây cho tinh dầu, cây hoa cảnh, cây nâu, măng, mộc nhĩ, các loại củ , quả. Mới đây, VQG đã phát hiện thêm nhiều loài thực vật, có nhiều loài cây thuốc, đang giám định. VQG  đã xây dựng một vườn thực vật diện tích trên 160 ha, là trung tâm cung cấp giống các loài thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao phục vụ Chương trình 5 triệu ha rừng, Chương trình dược liệu, Chương trình cây cảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu.
Đã 5 năm qua,VQG tổ chức Câu lạc bộ Bảo tồn đa dạng sinh học của 43 trường phổ thông thuộc 4 huyện nằm trong vùng đệm với sinh hoạt tự nguyện, ngoại khoá, theo chuyên đề (Chuyên đề bảo tồn và phát triển các loài dược liệu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, chuyên đề hạt giống cây thuốc quý hiếm)
Vườn Quốc gia Ba Bể
Địa chỉ : huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.  VQG được thành lập tháng 11/1992 với diện tích  là 7.610 ha cùng vùng đệm có diện tích khoảng 42.100ha. VQG Ba Bể có hồ xen giữa núi đá tạo nên cảnh quan đẹp, với nhiều loài cây gỗ, cây thuốc ; nhiều loài cây thuốc mới cũng đã được phát hiện tại đây. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì số liệu điều tra hiện tại về các loài thực vật, đặc biệt là cây thuốc, còn thấp hơn nhiều so với thực tế.
Năm 1998-1999, VQG đã cùng Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền nghiên cứu, điều tra được hơn 720 loài cây có ích, trong đó có 650 loài cây thuốc.Từ năm 1999 đến năm 2003, VQG triển khai Dự án PARC.VIE / 95 / G 38031 do UNDP tài trợ, và việc đề xuất việc quản lý tài nguyên rừng, thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc nằm trong 10 hợp phần công tác của Dự án.
Vườn Quốc gia Ba Vì
Nằm tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. VQG được thành lập ngày 16/1/1991 với tổng diện tích 7.377 ha, vùng đệm có diện tích 14.144 ha. VQG Ba Vì có khoảng 1262 loài thực vật gồm các loài cây quý hiếm cho gỗ và loài cây đặc hữu Ba Vì. Năm 1990, Học viện Quân y 103 đã điều tra phát hiện được 169 loài cây thuốc, phân thành 28 nhóm có tác dụng chữa bệnh. Tiếp đó, năm 1992, Trường Đại Học Dược Hà nội qua điều tra đã phát hiện được 250 cây làm thuốc chữa 33 loại bệnh  và chứng bệnh khác nhau, nhiều loài cây thuốc điển hình như Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác tiên, Râu hùm, Hoàng đằng, Củ dờm, cây Thông đỏ. VQG Ba vì có nhiều hoạt động thiết thực cho công tác  bảo tồn và phát triển cây thuốc như : giao khoán bảo vệ rừng, trồng cây, thực hiện hương ước bảo vệ rừng, thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển cây thuốc  Nam với sự tài trợ của quốc tế và trong nước. Vườn Quốc gia Ba Vì còn có nhiệm vụ phục hồi hệ sinh thái bền vững tiến tới cân bằng hệ sinh thaí toàn  vùng. Vườn phối hợp với Học viện quân y và Viện bỏng quốc gia xây dựng Trạm nghiên cứu cây thuốc - vườn dược liệu có trồng 350 loài cây thuốc thuộc gần 80 họ, 22 bộ trên diện tích là 100 ha.  Ngoài ra vườn còn trồng thí nghiệm các loại cây thực phẩm - thuốc như  Mơ, Táo, Mận hậu, Nhãn, các loại cỏ, các loại rau để  hướng dẫn nuôi trồng.
Vườn quốc gia Tam Đảo
Địa chỉ: KM 13, xã Hồ Sơn, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.  VQG được thành lập ngày 15/5/1996. Hệ thực vật ở đây có 904 loài, thuộc 178 chi, 213 họ. Về giá trị kinh tế, hệ thực vật Tam Đảo gồm cây lấy gỗ ( 379 loài), cây làm thuốc (311 loài), cây làm rau ăn, cho tinh bột và cây ăn quả (60 loài), cây cho tinh dầu (32 loài), hoa cây cảnh (102 loài).
Cây làm thuốc điển hình như: Ba kích, Hoàng đằng, Chân chim, Cốt toái bổ, Vú hương, Quế, Trầm hương, Khôi tía, Sa nhân, Sa nhân quả to, Chân chim núi, Kim ngân, Cẩu tích, Na rừng, Củ mài, Lõi tiền, Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Bẩy lá một hoa, Bách bộ, Khúc khắc.
Trong các nhóm cây ăn quả, cây rau ăn, cây tinh dầu, cây cảnh, nhiều loại cũng được làm thực vật bổ dưỡng, bồi bổ sức khoẻ.
VQG Tam đảo đã lập được Danh mục 64 loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ và Danh mục 42 cây thuốc đặc hữu (phần lớn là những cây thuốc quý hiếm)
Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện được gần 613 loài thực vật thuộc 308 chi, 121 họ, trong số này có 361 loài cây làm thuốc, 86 loài cây làm rau ăn, 104 loài cây ăn quả và 116 loài cây cho gỗ.
Vùng đệm (với diện tích 15.515 ha, gồm 20 xã thuộc ba tỉnh Thái nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang), thuộc VQG Tam Đảo có khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật tương tự như điều kiện tự nhiên của VQG. Đặc biệt, tại vùng đệm, các loài cây làm thuốc đã được nhân rộng ra.
Ban quản lý VQG Tam Đảo đã khoanh vùng xây dựng một vườn thực vật diện tích 222 ha để gây trồng 700 loại thực vật có ở vùng Tam đảo, có một phân khu trồng các mẫu cây có ích và một vườn ươm nhân giống 44 loài cây thuốc và cây phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng.
Hiện VQG đã tiến hành điều tra nghiên cứu thực vật ở 5.024 ha. Năm 2000, trường Đại học Dược Hà nội đã tiến hành điều tra cây thuốc trong vườn. Còn 24.000 ha sẽ được điều tra nghiên cứu chính xác về động, thực vật.
Vườn Quốc gia Bạch Mã
Địa chỉ: huyện Phú Lộc, Thừa thiên Huế.  VQG Bạch mã được thành lập ngày 15/7/1991, với diện tích 22.031 ha, ở gần hai thành phố lớn Huế và Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho biết VQG Bạch Mã có tới 1406 loài thực vật, nhiều nhất là cây làm thuốc (338 loài), cây cho gỗ (120 loài), cây ăn quả (22 loài), cây cho tinh dầu (33 loài), hoa cây cảnh (35 loài), cây có sợi (26 loài).
Nhiều cây thuốc quý hiếm như A lợi, Đỉnh tùng, Sa mộc, Bảy lá một hoa, Thông tre, Kim tuyến, Lá khôi, Ô dược nam, Thổ phục linh, Vàng đắng, Ba gạc lá nhỏ, Cúc mai đã được ghi vào sách đỏ Việt nam.
Nhiều phương thuốc chữa nhiều chứng bệnh theo kinh nghiệm của người Mường, Vân Kiều, Cà tu phần lớn có sử dụng các loài cây thuốc trong rừng Quốc gia Bạch mã. Vuờn còn có những loài cây thuốc mà người dân ở đây thu hái bán qua biên giới như  Chè đắng, Hoàng cầm núi, Cây ba mươi, Bảy lá một hoa, Bình vôi, Câu đằng Trung quốc, Bồ công anh Trung quốc, Sa nhân gai, Thiên niên kiện, Cây cơm nguội, Ngải tím.
Viện Dược liệu chủ trì Dự án bảo tồn cây thuốc cổ truyền tại VQG.
Vườn Quốc gia Cát Bà
Địa chỉ:  huyện Cát Bà, thành phố Hải phòng. VQG được thành lập ngày 31/3/1986 gồm phần đất liền và phần biển. VQG là khu rừng nguyên sinh có cả một hệ thống động vật và thực vật rất quý hiếm. Vườn có 620 loài thực vật với hàng trăm loài làm dược liệu quý và hàng trăm loài động vật làm thuốc trong đó có cả các loài Voọc, Hươu, Mèo, Cầy hương, loài gặm nhấm, Dơi, Chim, Ong rừng tự nhiên. Bà STENKE, Giám đốc Dự án bảo tồn VQG  Cát Bà cho rằng: Đây là vùng ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ ở quy mô quốc gia, mà còn có thể mở rộng khu bảo tồn biển của VQG Cát Và ra phạm vi rộng lớn hơn.
Hiện du khách đến tham quan VQG Cát bà ngày càng tăng, dòng người này tiêu thụ thịt thú rừng, mật ong rừng và linh trưởng không biết bao nhiêu mà kể. Tình trạng này đặt ra vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo tồn nguồn thiên nhiên vô giá này và phát triển bền vững. VQG Cát Bà là tài sản quốc gia nên không ai khác, nhân dân và nhà nước là người quyết định vận mệnh của vườn.
Vườn Quốc gia Cát tiên
Địa chỉ: xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng nai. VQG có diện tích 74.219 ha này được thành lập ngày 13/1/1992, thuộc địa phận ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước và được công nhận là khu sinh quyển thứ 441của thế giới. Vườn có thảm thực vật vô cùng phong phú, đã xác định được 1.610 loài thực vật, gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, thảm tươi, dây leo, thực vật phụ sinh, ký sinh. Trong số này có nhiều loại cây thuốc quý hiếm. Có nhiều cây cổ thụ, cây ở độ tuổi 1.000 năm, có động vật làm thuốc như các loài thú, loài chim, linh trưởng, bò sát. Số thực vật và động vật có tên trong sách đỏ Việt nam cần được bảo tồn ở đây khá lớn như loài tê giác một sừng, hiện chỉ còn sống sót ở Việt nam và Inđônêsisa. VQG Cát Tiên đang thực hiện Dự án bảo tồn do chính phủ Hà Lan tài trợ, kinh phí 6 triệu USD, thực hiện trong 5 năm(1998-2003) và Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn, kinh phí đầu tư 20 triệu USD (trong đó 70% là vốn vay của Ngân hàng Thế giới, 15% vay của Hà Lan, 15% của Việt Nam).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét