Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

CÂY GỖ SƯA - MỘT LOÀI GỖ QUÝ HIẾM ĐANG BỊ ĐE DOẠ


Gỗ Sưa (Dalbergia tonkinesis) có nơi gọi là Huê Mộc Vàng, Trắc Thối, Huỳnh Đàn thuộc loài gỗ quý hiếm nhóm 1A. Hiện nay, chúng ta biết rất ít về cây gỗ sưa, xung quanh vấn đề về cây gỗ sưa đang gây xôn xao dư luận. Nó đang được khai thác một cách bừa bãi, có nguy cơ tuyệt chủng.

           Loài này được phân bố rộng trên khắp cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất là ở tỉnh Gia Lai. Sưa mọc ở vùng đất ẩm thường xanh (Không rụng lá). Sưa cũng mọc hỗn giao với nhiều loài cây khác. Lõi Sưa rất cứng nên phải trên mười năm tuổi mới bắt đầu cho lõi.
          Cây Sưa là cây gỗ trung bình cao từ 15m đến 18m sinh trưởng nhanh, đặc biệt từ năm thứ 3, vươn cao 4m đến 5m và uốn như cần câu, sau đó sang năm thứ tư thì uốn thẳng trở lại. Nếu trồng có đầu tư chăm sóc thì sau 10 năm dường kính có thể đạt 25cm, lõi đạt 10cm dến 15cm. Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng.

          Lá chét hình lông chim, một lần lẻ dài 8cm đến 20cm. Có 7 đến 17 lá chét mọc cách hình bầu dục, đầu nhọn, gốc hình tròn. Cuống lá ngắn 3mm đến 4mm.
       Hoa cũng dạng chuỳ mọc ở nách lá, đài hoa hình chuông khoảng 5cm đến 15cm. Hoa trắng co đài hợp thơm. Hoa thường ra tháng 4 đến tháng 7.
        Quả dạng quả đậu, hình trứng thuôn dài, dài 5cm đến 6cm, rộng 1cm và chứa 1 đến 2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9mm. Quả khi chín không tự nứt. Quả chín thu hoạch tháng 11,12.
       Có hai loài Sưa chính: là Sưa đỏ và Sưa trắng. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to đốt không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Lá và quả khi đốt có mùi khó chịu.
          Sưa là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dạng đất dốc, trên đất phù sa cổ từ xám đến xám vàng, phân bố ở độ cao dưới 500m, tầng đáy giàu chất dinh dưỡng. Có khả năng tái sinh hạt tốt. Cây mọc rải rác, có khi thành từng đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt đới và thường xanh. Cây Sưa ít mọc ở rừng tự nhiên mà chỉ thấy trong các hộ gia đình thường trồng ở vườn nhà lâu đời, rải rác có ở các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Sưa là loài cây dễ trồng thích nghi với các điều kịên lập địa khác nhau. Tuỳ điều kiện địa hình khí hậu, mức độ đầu tư chăm sóc...vv...mà cây Sưa phát triển nhanh hoặc chậm.

          Gỗ Sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến Vua Chúa dùng để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa là hương liệu, vừa là dược liệu. Những năm gần đây, Giới nhà giàu Trung Quấc đổ xô săn lùng gỗ Sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ Sưa có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân huỷ. Ngoài ra cây Sưa thường gắn với các điển tích của phật giáơ, do đo ngỳ nay người ta thường làm những xâu tràng hạt với giá vài ngàn USD.
          Sở dĩ gỗ Sưa đắt vì có nhiều công dụng như làm đồ giả gỗ, nếu để trong nhà thì quanh năm vượng khí, làm ăn phát đạt, khi tán thành bột để ướp xác thì ngàn năm vẫn nguyên hình...
          Có người cho rằng gỗ Sưa được người Trung Quốc mua về làm đồ thờ cúng hoặc ướp xác; Lại có thông tin mua gỗ Sưa về làm dược liệu; Làm mực in, làm đồ gia dụng; Rồi đồ đác bằng gỗ Sưa giúp gia chủ làm ăn may mắn, tăng thêm tuổi thọ ... Chính những thông tin không chính thống này góp phần đẩy gỗ Sưa vào “Cơn Sốt”. Bọn kẻ trộm đang ngày đêm sát hại chúng.
         Hiện nay Sưa còn được tìm thấy nhiều nơi ở Hà Nội, Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Tây), Vĩnh Yên (Vĩnh phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Ninh Bình...Ở phía Nam rừng Sưa tự nhiên có ở một số tỉnh như: Phú Yên, Khánh Hoà, Đồng Nai. Từ xa xưa, Người dân đã biết dùng gỗ Sưa để làm đồ gia dụng như: giường, tủ, bàn thờ... Ngày nay, Sưa được dùng làm đồ mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu (chạm, khắc, khảm...). Giá gỗ Sưa rất đắt, nam 2006 có giá 500.000 đồng/kg gỗ lõi, tính ra 1m3 có giá 500 triệu đồng. Hiện nay, người ta mua gõ Sưa từ 7 tuổi trở lên đường kính lõi trên 9cm có giá từ 300.000 đến 500.000 đồng/kg.
          Cây Sưa có giá trị cao như vậy nên hiện nay có nhiều người đang đổ xô đi tìm mua cây giống, nếu không cẩn thận họ có thể bị nhầm sang nhiều loài cây giống khác, hiện có bán trên thị trường.
          Cây sưa ngày đang dần khan hiếm, đây là một loài cây cảnh, có giá trị. Thiết nghĩ cần phải có biện pháp để bảo tồn loài thực vật quý hiếm này.
cay tai loc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét