Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Phát hiện nấm linh chi quý hiếm ở Đà Lạt



Nhóm nghiên cứu của Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng chiều 15/9 phát hiện 3 cây nấm linh chi đỏ - loại lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam - trên một cây phi lao cổ thụ gần cổng khách sạn Đà Lạt Palace.

Tiến sĩ Lê Xuân Thám, Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng cho biết, loài nấm linh chi đỏ mới phát hiện được ở Đà Lạt có tên khoa học là Gannoderma Cf. Pfeifferii. Loài này sinh trưởng ở các nước Châu Âu nhưng chưa có trong danh mục nấm tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sau khi tìm thấy đã đặt ngay tên cho nấm linh chi đỏ Việt Nam là Linh chi DaLat Palace.

Nấm linh chi đỏ phát hiện trước cổng khách sạn 5 sao ở Đà Lạt. Ảnh: Quốc Dũng Hiện nhóm nghiên cứu chỉ phát hiện được 3 cây nấm Gannoderma Cf.Pfeifferii chưa trưởng thành trên cây phi lao gần cổng khách sạn Đà Lạt Palace. Đường kính cây lớn nhất mới trên 10 cm. Các nhà khoa học cho biết, loài nấm linh chi này khi phát triển đủ tuổi có thể quả dày, đường kính tai tối đa 50 cm, có hoạt chất cao. Ước tính độ khoảng 20 ngày nữa nấm linh chi đỏ Đà Lạt sẽ trưởng thành.

Giống nấm linh chi đỏ này thường thích hợp mọc trên những loại cây có khả năng cố định đạm cao. Sở khoa học công nghệ Lâm Đồng đang tiến hành lấy mẫu tách phân lập để lấy giống thuần khiết bảo vệ nguồn gen.

Nấm Linh chi được xem là loài dược liệu quý hiếm bồi bổ sức khỏe, thuộc loại thuốc bổ thượng phẩm của Trung y.

Phát hiện cây Giảo cổ lam - Một dược liệu quý hiếm ở Việt Nam



Giảo cổ lam (Jiaogulan), là một loại dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb). Makino Cucurbitaceae. Còn có tên là Cam Trà vạn, Thất diệp đởm, cây trường sinh, cây cỏ Thần kỳ, Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm.

Người Nhật gọi là Phúc âm thảo, hay Amachazuzu. Đây là một dược liệu đầu vị quý được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú” quyển hạ năm 1639. Từ xa xưa được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Giảo cổ lam bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1976 ở Nhật Bản, việc phát hiện ra cây là do tình cờ khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi mà nguyên nhân là do người dân nơi đó thường xuyên uống cây này. Các nghiên cứu về Giảo cổ lam (GCL) hiện nay được thực hiện nhiều ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia. Có thể liệt kê một số nghiên cứu điển hình như:

- GS. Tan H., Liu Z.L.,Liu MJ. Chứng minh GCL có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.

- Lin, J.M., và cộng sự chứng minh GCL có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Có tác dụng chống viêm mạnh hơn Indomethacin.

- Wang C. Và cộng sự chứng minh GCL kìm hãm sự phát triển của khối u mạnh.

Năm 1997 GS. TS. NGND Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, chủ nhiệm bộ môn dược liệu) trong một lần đi công tác tại Lào Cai đã phát hiện thấy cây Giảo cổ lam trên núi PhanXipang. Sau khi được GS. NGND Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác là Gynostemma Pentaphyllum, GS Kỳ đã tra cứu tài liệu và biết rằng đây là một loại dược liệu quí đã đăng ký đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và được cấp ngân sách 120 triệu đồng (đề tài có mã số: KC.10.07.03.03).

Kết quả nghiên cứu cho thấy Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với Saponin có trong Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm, Sâm nam). Giảo cổ lam còn chứa nhiều Flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và có tác dụng chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn có các Acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se. Đã thử độc tính cấp, trường diễn, bán trường diễn và xác định cây không có độc. Các thử nghiệm Giảo cổ lam trên chuột và thỏ cho kết quả như sau:

+ Tác dụng giảm mỡ máu (Triglycerid và Cholesterorl): GCL ức chế tăng Cholesterorl 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh.

+ Tác dụng tăng lực (nghiệm pháp chuột bơi): GCL làm tăng lực 214,2%.

+ Tác dụng bảo vệ tế bào gan: đã chứng minh GCL bảo vệ tế bào gan mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc (CCL4) và làm tăng tiết mật.

+ Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: GCL làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất Cyclophosphamid.

+ Tác dụng hạ đường máu: GCL có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống 500 mg/kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1000mg/kg làm hạ tối đa tới 36%. Trong nghiệm pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1000mg/kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau 60 phút) so với nhóm chứng. GCL gây hạ đường huyết yếu trên chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường huyết cao. Như vậy, ngoài cơ chế làm tăng tiết insulin GCL có thể cũng làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin.

+ Phòng ung thư: tỷ lệ ức chế khối u từ 20-80%, phòng ngừa u hóa tế bào bình thường.

+ Chống suy thoái tế bào: cho dịch chiết GCL vào môi trường vào nuôi cấy tế bào da người, số lần tái sinh tăng từ 20 lên 27 lần, kéo dài tuổi thọ tế bào 22,7%.

Đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện Trung ương cho thấy, Giảo cổ lam làm hạ mỡ máu, nhất là đối với cholesterol toàn phần điều trị cho kết quả tốt, ngăn ngừa sơ vữa mạch máu, chống huyết khối vờ bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Giảo cổ lam làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Cải thiện các triệu chứng cơ năng cho bệnh nhân như giúp ăn ngủ tốt, hạn chế số lần tiểu đêm, nhuận gan, lợi mật, giúp tiêu hóa tốt, hết hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu não.

Chính vì tác dụng kỳ diệu cho sức khỏe như vậy nên Giảo cổ lam còn được gọi là cây trường thọ, cây cỏ thần kỳ và được bán ở Trung Quốc và Nhật Bản với giá rất đắt (khoảng một đến bốn triệu đồng 1kg). Việc tìm thấy Giảo cổ lam ở Phanxipang Việt Nam minh chứng cho tiềm năng phong phú và đa dạng của dược liệu nước nhà và mở ra một triển vọng to lớn về xuất khẩu dược liệu (cây Giảo cổ lam mỗi năm đem về ngoại tệ lớn cho Trung Quốc và rất được thị trường Mỹ và Châu Âu ưa chuộng).

Giảo cổ lam hiện nay đã có mặt trên thị trường Việt Nam dưới dạng trà túi lọc và dạng viên do tập đoàn Tuệ Linh sản xuất dưới sự cho phép và giám sát của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, chủ nhiệm để tài cấp nhà nước về cây GCL. Hy vọng dược liệu này sẽ đem lại nhiều sức khỏe cho mọi người.

Những loại ngọc phong thủy quý hiếm








Trong “Đông Châu Liệt Quốc” có nói : “Nhà Chu có ngọc Chỉ Ách, nước Tống có ngọc Kết Lục, nước Sở có ngọc Biện Hòa, nước Lương có ngọc Huyền Lê.” Người Hoa cho rằng ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, do đó ngọc rất được tôn sùng.
Ngày xưa, chỉ những nhà quyền quý mới có thể sở hữu ngọc, vua chúa dùng nó làm biểu tượng cho quyền lực, địa vị tối cao (như ngọc tỷ – con dấu riêng của hoàng đế dùng đóng dưới các văn kiện quan trọng). Có thời, dân thường không được dùng bạch ngọc làm của riêng, bởi nó chỉ được dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội cho hoàng thất mà thôi.
Các bạn có biết???
Khoảng 300 năm trước công nguyên, ở nước Sở, vào thời Lệ Vương, có Biện Hòa là 1 thường dân may mắn tìm được 1 hòn đá tảng, ông ta biết chắc bên trong là loại ngọc cực quý nên đi hiến cho vua để tỏ dạ trung thành. Lệ Vương nhìn thấy hòn đá thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo 1 viên thái giám đập ra mài thử xem thật giả. Tên thái giám này sợ Biện Hòa có công dâng ngọc sẽ được sủng ái hơn mình nên bảo là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt mất 1 chân.

Ít lâu sau, Lệ Vương băng hà, Vũ Vương kế vị. Biện Hòa lại xin vào dâng ngọc, viên quan được vua sai thử ngọc có tư thù với ông nên lại tâu là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt nốt chân kia. Quá uất hận, Biện Hòa ôm tảng đá, lao đầu vào tường toan tự tử, Vũ Vương ngăn lại, cho người đập vỡ tảng đá ,đích thân xem xét phiến ngọc và nhận ra nó cực kỳ quý giá.
Nhà vua hối hận nhưng đã muộn, vì Biện Hòa đã tàn phế, máu của ông đã loang đỏ khắp sân triều. Từ đó, viên ngọc quý này được gọi là “Biện Hòa bích ngọc” hay “Hoà thị bích”-viên ngọc đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa.
Thứ ngọc quý được nói đến ở trên vốn chỉ là 1 loại đá trắng trong nhân của đá tảng. Ngày nay người ta cắt thành từng miếng vuông rồi mài dũa công phu thành chiếc vòng trơn láng, sau đó nhuộm với 1 loại thuốc nhuộm cực mạnh trong lò áp suất khoảng 24h rồi vớt ra treo thành từng chùm phơi cho thật nguội, lưu ý là mọi quy trình đều thực hiện trong phòng kín.
Vì thế người thợ làm nghề này từ 5-10 năm là 2 lá phổi đã tổn thương hoàn toàn. Thế mà vẫn có hàng tỉ người Trung Quốc quyết tâm gìn giữ chiếc vòng truyền thống này .
Nói thế chắc các bạn ai cũng nghĩ đó là chiếc vòng Cẩm Thạch. Thế nhưng loại Cẩm Thạch này lại có xuất xứ từ Miến Điện (Mianma). Cẩm Thạch Miến Điện thì nó màu xanh và ánh sáng xuyên qua nhìn rất đẹp, đây mới được gọi là “Lục Ngọc hoàng gia”. Cẩm thạch có cái tên như vậy cũng vì thứ ngọc này ngày xưa được hoàng tộc thu mua hết rồi chạm trổ thành báu vật và được đặt tên riêng .
Đây là 1 cây cải bằng ngọc tuyệt đẹp đầy tinh tế của nghệ nhân Trung Quốc, biết dùng phần ngọc màu xanh để làm lá cải còn phần ngọc màu trắng làm thân cải, cái hay ở chỗ cả 2 phần ngọc xanh và trắng này đều cùng 1 khối ngọc.


Ắt hẳn các bạn đều nghe nhắc đến tên ngọc Phỉ Thuý vì loại ngọc này xuất hiện nhiều nhất trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc. Thật vậy, đời Từ Hy thái hậu, loại ngọc này đã rất quý giá và có trị giá liên thành. Đây là 1 loại ngọc bích cự kì quý hiếm, ngọc có màu sắc trong suốt, thuần xanh lá mạ non.
Người xưa tương truyền nếu tạc xong 1 bức tượng hình chim bằng loại ngọc Phỉ Thúy này… thì đừng nên “điểm tinh” cho con chim (điểm tinh là dùng màu đen chấm vào tròng mắt con chim). Nếu điểm tinh thì con chim nầy trước sau nó cũng bay mất, cho dù chủ nhân cất giữ cách nào đi chăng nữa… nó thành loại chim đẹp như chim Phỉ Thúy rồi.
Ngọc bích có độ cứng rất cao nên người xưa dùng ngọc làm vũ khí như: mũi tên, dao găm… họ tin tưởng khi chết nên dùng ngọc làm áo quan. Triệu Đà dùng ngọc làm áo giáp, quan tài… ông ta dùng đến 2000 miếng ngọc loại cực tốt, xanh um… đính với dây vàng… làm áo quan vô cùng lộng lẫy…
Nhiều huyệt mộ xưa thời nhà Chu, người ta đào thấy nhiều mảnh ngọc dẹt y như cái dĩa cơm, nhưng lỗ khuyết ngay tâm, vì họ biết đó là biểu tượng thiêng. Trong tiểu thuyết Kim Dung cũng có nhắc đến 1 loại vũ khí được làm bằng ngọc, đó là Lục Ngọc trượng-trấn bang chi bảo của Cái Bang, chỉ có bang chủ mới được sở hữu, sử dụng và cứ thế, các tiền nhiệm bang chủ lại truyền cho đời sau.

Theo niềm tin của người Hoa, ngọc thạch có những tính năng siêu phàm: trị bệnh, giải độc, giúp trường sinh bất lão, giữ xác chết mãi mãi nguyên vẹn, mang lại phúc lành, yên lành…
Trong các ngôi mộ cổ được khai quật gần đây ở miền trung Trung Quốc, người ta tìm thấy rất nhiều ngọc thạch. 1 điều hết sức lạ ở những ngôi mộ đó là có rất nhiều ngọc thạch chôn theo, xác chết vẫn còn nguyên vẹn dù đã hơn 2.000 năm. Loại ngọc đó gọi là “ngọc chôn theo người chết” hay “ngọc dưới mồ”.
Chẳng hạn như trường hợp của hoàng tử Liêu Thân và vợ là Tôn Vãn thuộc triều Hán, đã được chôn gần 2 thiên niên kỷ. Khi khai quật, những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc bởi cả 2 xác chết vẫn còn nguyên vẹn, chẳng khác gì các xác ướp trong hầm mộ của người Ai Cập cổ đại. Các thi thể chẳng hề được tẩm ướp bất cứ thứ gì, nhưng bên cạnh có rất nhiều ngọc. Sau khi nghiên cứu kỹ, các nhà khai quật cho rằng, chính ngọc thạch đã giữ được sự nguyên vẹn của thi hài.
Những viên ngọc chôn 1 thời gian dài dưới mồ sau khi đào lên có sự biến đổi khác thường: bạch ngọc từ trong suốt trở nên đục hơn, từ bên trong ửng lên các vân màu hồng, giống như những sợi chỉ máu, cẩm thạch từ màu xanh lục biến thành sẫm hơn, ửng hồng như nhuộm với máu… riêng hồng ngọc, hoàng ngọc, lam ngọc… màu sắc cũng sẫm thêm nhưng khi đặt dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn, chúng rực lên 1 thứ ánh sáng lung linh kỳ dị, như từ 1 cõi u linh nào đó.
Người ta cho rằng, những viên ngọc đó đã thấm máu và tinh khí từ cơ thể người, hay đúng hơn là thấm hồn người chết. Do đó nó càng trở thành vô giá, cực kỳ linh thiêng.

Tương truyền, Từ Hy Thái hậu vẫn giữ được sự tươi trẻ, uy nghiêm khi sắp qua đời là nhờ có khả năng kỳ diệu từ ngọc, bà ta được 1 nhà sư Tây Tạng bí mật chỉ cho cách dùng ngọc để giúp làn da mãi tươi nhuận, dù già vẫn không có nếp nhăn bằng cách: dùng ngọc trai nấu nhừ, tán nhuyễn, pha với sữa của phụ nữ có con so rồi thoa lên mặt, lên da mỗi buổi sáng và tối. Và quả thực Từ Hy khi đã trên 60 vẫn có nhan sắc của 1 phụ nữ trẻ.
Không chỉ vậy, người ta còn cho rằng sự tươi trẻ đó 1 phần cũng nhờ 2 viên bạch ngọc thuộc loại quý hiếm nhất, có kích cỡ bằng quả trứng mà thái hậu luôn mang theo người. Bà tin rằng nếu mãi giữ 2 viên ngọc quý bên người thì sinh lực dồi dào và đẩy lùi được mọi bệnh tật.

Người Hoa đã biết dùng ngọc trên 7.000-8.000 năm nay rồi. Ngọc có nhiều màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, trắng, đen, tím… nhưng người Hoa lại trọng màu xanh lá mạ nhất.
Người Hoa cho rằng Ngọc phát xuất từ núi Côn Luân là tốt nhất. Nhưng thật sự không bằng ngọc phát xuất từ Miến Điện, tại xứ Miến có vài mỏ Cẩm Thạch lộ thiên, đa số tại cực bắc xứ Miến. Vì thế các loại ngọc tốt nhất có màu xanh lá mạ chính hiệu đều xuất thân từ Miến Điện.
Dạ minh châu là 1 loại ngọc hết sức kỳ lạ và giá trị của nó cũng được đánh giá qua sự kỳ lạ đó, loại ngọc này thường có dạng viên sau khi được mài dũa 1 cách tinh tế, loại ngọc này cực kỳ quý hiếm, chỉ có hoàng tộc mới được sở hữu và thường được dùng làm cống phẩm. Nét đặc trưng ở loại ngọc này là 1 tính năng không thể nhầm lẫn với bất kỳ 1 loại ngọc nào khác. Dù ở bất kỳ ánh sáng nào, viên dạ minh châu đều có thể tỏa ra 1 ánh sáng trong và đặc biệt quyến rũ khi ở trong bóng tối.
Nguyên nhân dạ minh châu phát sáng là vì nó có chứa 1 tỉ lệ rất nhỏ hàm lượng các đồng vị phóng xạ [đa số là phốtpho(P)], các đồng vị phóng xạ này phân rã sinh ra các tia phóng xạ va đập vào các phân tử khác gây ra hiện tượng quang điện làm nó phát sáng. Tuy nhiên bạn có thể an tâm việc rằng vào 1 ngày đẹp trời nào đó, bỗng viên dạ minh châu của bạn tắt lịm, bởi vì chu kỳ bán rã của những chất phóng xạ này là rất lớn (hàng triệu năm).

Đã nói đến ngọc Trung Hoa thì không thể nào bỏ sót trân châu hay còn gọi là ngọc trai, ngọc trai sau khi được khai thác và mài dũa là 1 vật hình cầu, cứng, được 1 số loài động vật tạo ra, chủ yếu là loài thân mềm (nhuyễn thể) như con trai. Ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức và cũng được tán thành bột để dùng trong mỹ phẩm. Ngọc trai được đánh giá là 1 loại đá quý, được nuôi và thu hoạch để làm đồ trang sức.
Vì thế mà ngọc trai được chia làm 2 loại: ngọc trai nước mặn và nước ngọt, ngọc trai nước ngọt phần lớn là ngọc trai nuôi trong hồ, còn ngọc trai nước mặn được những con điệp, hàu bao sống ở các vịnh biển tạo ra. Thành phần chính của ngọc trai là xà cừ gồm canxi cacbonat và conchiolin do loài nhuyễn thể tiết ra.
Giá trị của ngọc trai được đánh giá qua độ lớn và ngọc trai càng tự nhiên thì càng quý. Từ xưa, người Trung Quốc đã biết sử dụng ngọc trai nguyên như 1 loại trang sức và khi tán nhuyễn ra có thể dùng làm dược phẩm hay mỹ phẩm.

Người Hoa ngày nay vẫn tin rằng ngọc thạch có nhiều khả năng kỳ lạ, huyền bí nên vẫn tôn sùng thứ bảo thạch đó và đem cái đam mê này truyền sang cho rất nhiều người trên thế giới.

Phát hiện cây quý hiếm nở hoa


Liên minh bảo tồn tự nhiên quốc tế (IUCN) ngày 20/1 cho biết các nhà khoa học đã phát hiện một loài cây nở hoa mới thuộc bộ Medinilla quý hiếm trên đảo Kadavu của Fiji.
Nữ phát ngôn viên Ewa Ewa Magiera của IUCN nói với AFP: "Mặc dù loài thực vật này được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 8/2010, song phải mất một khoảng thời gian dài để xác nhận nó".
Loài cây trên được phát hiện trong một đợt đánh giá tính đa dạng sinh học ở huyện Nakasaleka được tiến hành trong khuôn khổ chương trình Sáng kiến nguồn nước và tự nhiên (WANI) của IUCN.

Theo IUCN, hiện có khoảng 193 loài Medinilla đã được biết đến ở Madagascar, châu Phi, Nam Á và Fiji.
Chỉ có 11 loài được tìm thấy ở đảo quốc Thái Bình Dương này, trong số đó có Tagimoucia, loài hoa biểu tượng của Fiji.

cây thuốc quý hiếm


Tongkat ali còn gọi là cây Bá bệnh – là cây thuốc quý hiếm với khả năng trị bách bệnh, đã được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại Việt Nam từ năm 2006.
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng rễ cây bá bệnh, cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say rượu, đau bao tử, ợ hơi, ợ chua lâu năm, cao huyết áp, tẩy giun và nhiều bệnh khác. Vỏ thân mật nhân dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ, tiêu chảy. Lá thì dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa. Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh như sau: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 200g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml). Lưu ý, phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.
Bán rể,thân cây, cây giống và hạt cây bá bệnh với giá rẻ, miễn phí cho người khó khăn chữa bệnh, tặng một ít về dùng thử, giao hàng tận nơi tại tp.hcm. bình dương, đồng nai, giao hàng chuyển phát nhanh miễn phí trên cả nước, hàng tự gia đình đào về ở tại cao nguyên daklak có độ cao trên 1000 m nên chất lượng rất tốt, có hàm lượng Eurycoma Longifolia cao hơn rất nhiều so với vùng khác .uy tín, giá rẻ nhất.
cây giống 25.000 ngàn/ cây cao 20 đến 25 cm
rể cây tươi 100.000 đ/kg
Rể cây khô 250.000 đ/kg
- địa chỉ liên hệ 65/25 đường số 5, khu phố 2, phường linh xuân, quận thủ đức, TP. HCM .sdt 0985.324.028 ( anh thịnh )
- tại Daklak thôn điện biên 2 xã eakmut, huyện eakar, tỉnh daklak sdt 01.652.188.597 ( anh lân )
- tại hà nội: Nhà số 3, Ngách 5, Ngỏ 35, Đường Lê Đức Thọ, huyện Từ Liêm , TP.HÀ NỘI .sdt 01.663.582.585 ( nguyễn thị Bình )
thông tin và cách chế biến thuốc cây bá bệnh hẳy vào trang web này tham khảo thêm http://www.thaoduocquy.net
Cây bá bệnh là một loại cây quý hiếm với khả năng trị bách bệnh và rất co giá trị kinh tế, trong thời gian gần đây cây này được người dân khai thác rất nhiều và không có bảo vê nên trong thời gian gần thì cây này tong tự nhiên sẻ cạn kiệt , giá có thế tăng lên cả chục lần so với hiện tại, nếu không có bảo tồn sẻ có nguy cơ tiệt chủng , thế nên cây này được đưa vào trồng thì mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trong những năm tới, chúng tôi tiến hành ươm bằng hạt và hom bằng nhánh cây bước đầu có hiệu quả, tỷ lệ ươm bằng hạt có thể lên đến 75%, chúng tôi ươm thành công và cung cấp cho các nhà vườn , hộ gia đình, các vườn cây cảnh, các trang trại trên cả nước , được hộ trợ kỷ thuật và hướng dẩn trồng cẩn thận, đảm bảo chất lượng và uy tính, nếu các bạn có nhu cầu và muốn phát triển cây bá bệnh này, làm đại lý phân phối cho chúng tôi, làm giàu cho bản thân và giúp mọi người cùng phát triển kinh tế, thì liên hệ với chúng tôi , chúng tôi giúp đỡ và hướng dẩn cho mọi người
địa chỉ liên hệ 65/25 đường số 5, khu phố 2, phường linh xuân, quận thủ đức, TP. HCM .sdt 0985.324.028 ( anh thịnh )
http://www.thaoduocquy.net
Cây mật nhân chũa bệnh gì ..., , Dịch vu 28 Tháng 3, 2012 - 08:30
Cây mật nhân chữa bệnh, rễ cây mật nhân chữa bệnh ...,
Mật nhân là một cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, nó còn được gọi với những cái tên khác đó là: cây bá bệnh, hay cây bách bệnh. Từ lâu, người ta thường đi chặt cây mật nhân về làm thuốc. Cây mật nhân thường mọc hoang ở miền Trung và miền Đông Nam Bộ, cây có thể cao tới 7-8 mét.
Bộ phận dùng của cây gồm, lá, vỏ thân cây, quả và rễ. Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc. Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân.
Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị.
Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được.
Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Giá bán: 250.000 VND/ 1kg ( Loại khô đã cắt lát)
Liên hệ: Sản vật tây bắc Trần Lộc
ĐC: Xóm 2 - Thôn Hạ - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội
ĐT: 04.667.45149 - 0989.475636 - 01252.928989
Danh mục sản phẩm:
Rượu sâu chít, Cây mật gấu, Giảo cổ lam sapa, Chuối hột rừng, Táo mèo và các sản phẩm từ táo mèo,Hà thủ ô đỏ củ tươi, Thịt Trâu gác bếp, Phấn hoa mật ong, Hoa tam thất, Bột nghệ vàng, Bột nghệ đen, Chè Dây Sapa, Chè Tuyết Sapa, Xạ Đen - lá xạ đen, Hoa trà thơm bát tiên, Ba kích tím, Diệp hạ châu đắng, Kim tiền thảo, Cà gai leo, Lá sen khô, Bồ công anh, Dứa dại, Chè vằng, Thuốc tắm dao đỏ, Cây mật nhân, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Lá kim ngân, Lá dâm dương hoắc...
, Rao vặt khác 14 Tháng 3, 2012 - 22:12
Đồng nai nhung hươu nhân sâm cao trăn khỉ mật gấu bài thuốc quý hiếm ...,
MBRV - .
Từ lâu, y học cổ truyền đã biết tác dụng của nhung hươu nai và ứng dụng vào trị bệnh, tuy nhiên kết quả cũng có giới hạn. Hiện nay, y học vẫn tiếp tục nghiên cứu dược tính của nhung hươu nhằm phát hiện thêm những tác dụng chữa bệnh mới.
Nhung hươu nai là sừng của hươu đực hay nai đực. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn).
Huyết nhung và nhung yên ngựa là quí nhất. Nhung cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa. Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai, gồm canxi cacbonat, canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pentocrin...), acid amin (hơn 17 loại).
Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid... Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.
Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ... Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.
Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.
Các bài thuốc có nhung hươu:
Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.
Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.
Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.
Để nhận biết nhung thật, sơ bộ có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.
T

cây quý của rừng



Rừng là môi trường sống của bao sinh vật, giữ nước đầu nguồn chống lụt, giữ carbon, lá phổi tạo nguồn oxygen, nguồn nguyên liệu đa dạng sinh học phong phú cung cấp những thực vật có giá trị trong y học và bao dịch vụ có ích khác cho con người. Không những thế rừng còn chứa đựng nhiều bất ngờ khác cho ta những dữ kiện thông tin quý báu. Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một thí dụ tiêu biểu.
Đầu năm 2009, nhà khoa học người Mỹ Brendan Buckley ở Phòng thí nghiệm Vòng cây (Tree ring Laboratory) của cơ quan nổi tiếng Lamont-Doherty Earth Observatory đã cùng một đồng nghiệp Việt Nam tìm được trong rừng quốc gia Bidoup- Núi Bà gần Đà Lạt ở tỉnh Lâm Đồng nhiều cây thông đã sống cách đây gần ngàn năm. Các cây thông này thuộc một loài cây thông hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (ghi trong Sách Đỏ) gọi là Fokienia hodginsii (cây Pơ Mu). Từ các mẫu lấy ở thân cây Pơ Mu, ông Buckley đã tái tạo lại thời tiết gió mùa ở lục địa Á châu trong quá khứ đến tận thế kỷ 14 và từ đó chứng minh là nền văn minh Khmer rực tỡ ở Angkor đã sụp đổ vì nạn hạn hán và môi trường thủy lợi. Đây là một khám phá quan trọng trong lịch sử khí hậu gió mùa và hiện tượng El Nino ở Đông Nam Á.
Cây Pơ Mu phân phối từ nam Trung Hoa (Triết Giang, Phúc Kiến, Vân Nam, Quế Châu) xuống bắc Việt Nam (các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Hà bắc, Hà Giang, Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai, Dak Lak, Lâm Đồng), nhưng ở Lâm Đồng trong vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là nơi tìm thấy được các cây có độ tuổi lâu nhất.
Bài này có mục đích giới thiệu những khám phá khoa học quan trọng có liên quan đến lịch sử và địa lý tiến hóa mà sự đa dạng sinh học ở rừng nguyên sinh là yếu tố quyết định. Tư liệu lấy từ các báo cáo khoa học, các bài liên quan và được bổ sung bởi sử liệu Việt Nam.
Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà
Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà được thành lập năm 2004 để bảo vệ khu rừng nguyên sinh cổ nhất ở Lâm Đồng. Hệ sinh thái thuộc về vùng núi Nam Trường Sơn với 91% diện tich 64800 hectare là rừng. Ở đây có nhiều loài cây thông hiếm và đặc hửu chỉ có trong vùng, như thông lá dẹt (Pinus kempfii) không nơi nào có mà chỉ có ở Lâm Đồng và Khánh Hòa chủ yếu là vùng núi Bidoup. Trong 11 loài thông có nguy cơ tuyệt chủng thì vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà vẫn còn 10 loài.
Trong vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, dọc theo các dốc của dãy núi Lang Bian, có rất nhiều các cây thông ba lá (khasia), một loài đặc biệt chỉ mọc ở độ cao từ 1000m đến 2000m trên mặt mặt biển.Trong rừng ở thung lũng cạnh Núi Bà còn có thông merkus, một loài chỉ có ở Á châu đất liền và là một trong những loài thông hiếm nhất trên thế giới. Thân cây có thể dài đến 4m đường kính và trổ lên thẳng cao đến 20m trước khi các cành tỏa ra từ thân cây. Một loài thông thật hoành tráng.
Trên những cành của các cây thông này, khách đến thăm có thể thấy hơn 200 loài chim, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như Mi langbian đầu xám (crocias langbianis), khướu đầu đen (garrulax pectoralis) và Khướu đầu đen má xám (garrulax yersini) (10). Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà ở cao nguyên Lang Bian là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu trên thế giới và một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Bốn trung tâm đa dạng sinh học ở Viêt Nam gồm có vùng núi Hoàng Liên Sơn ở bắc phần, núi Ngọc Lĩnh ở bắc Tây Nguyên, khu vực rừng mưa ở bắc trung phần và cao nguyên Lang Bian.
Để có thể hiểu được tầm vóc đa dạng sinh học ở Bidoup-Núi Bà, ta có thể liệt kê sau đây. Trong tổng thể 1468 loài thực vật, có 62 loài quý hiếm và 29 loài nằm trong Sách Đỏ (Red Book) của Việt nam và của Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) như loài tùng Sam hạt đỏ lá dài (Taxus wallichiana), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), thông Pơ Mu (Fokienia hodginsii), Thông năm lá Đà Lạt (Pinus dalatensis), thông lá dẹp (Pinus krempfii). Quan trọng hơn là 91 loài thực vật này, tất cả đều là đặc hữu không có ở nơi nào khác trên thế giới mà chỉ có trong vùng tỉnh Lâm Đồng và lân cận với 28 loài có tên khoa học dựa trên tên vùng: Đà Lạt (dalatensis) có 9 loài, Lang Bian (langbianensis) có 14 loài và Bidoup (bidoupensis) có 5 loài.
Trong vườn có 52 loài thú động vật (chiếm 25% tổng số loài trong vùng Lâm Đồng) được coi là quý hiếm, trong đó 36 loài nằm trong Sách Đỏ 2000 của Việt Nam và 26 loài nằm trong Sách Đỏ 2000 của Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) như linh trưởng Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Chà và chân đen (Pygathrix nigripes), Vượn đen má hung (hylogates gabriellae), Gấu chó (Ursus malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus),Báo lửa (Catopuma temminckii), voi (Elephas maximus), Chó sói đỏ (Cuon alpines), Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Hổ (Panthera tigris).
Vườn quốc gia Bidoup–Núi Bà cũng được đánh giá là “vương quốc” của các loài lan dại với hơn 250 loài. Có những loài lan đặc hữu chỉ có trong vùng cao nguyên Lang Bian (Lâm Viên) với các tên khoa học như lan hoàng thảo lang Bian (dendrobium langbianense), lan la dơn Lang Bian (oberonia langbianensis) và Lan vân đa bi đúp (vanda bidupensis).
Thông Pơ Mu (Fokienia hodginsii)
Cây thông cổ thụ Pơ Mu thường cao đến 30 mét và có đường kính từ 1.5 đến 2 mét. Ngoài vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, cây thông Pơ Mua còn có ở vườn quốc gia Chu Yang Sin ở phía bắc nhưng hiện nay tại VQG Chu Yang Sin chúng chưa được khảo sát và thẩm định đầy đủ. Đây là loài cây được bảo vệ nghiêm ngặt trong Sách Đỏ, tuy vậy trong dịp viết bài này thì tôi thấy trên trang rao vặt ở Việt Nam trên mạng có quảng cáo bán tinh dâu cây Pơ Mu (xem http://www.raovatmienphi.com/tinh-dau-po-mu-nguyen-chat.html), chứng tỏ có vấn đề trong sự quản lý, bảo vệ sinh vật quí hiếm trong Sách Đỏ.
Cách đây vài năm, ông Buckley cùng với hai nhà khoa học đồng nghiệp người Nhật ở Đại học Ehime đã nghiên cứu các vòng gỗ trong một thân cây Fokienia hodginsii từ bắc Việt Nam. Như ta đã biết độ dầy của các vòng trên thân cây sẽ cho ta biết về tình trạng khí hậu trong quá khứ, mỗi chu kỳ một năm gồm màu nhạt là thời gian mọc nhanh lúc nhiều mưa và màu đậm hơn là giai doạn phát triển chậm vào mùa nắng. Loại cây Fokienia lý tưởng để nghiên cứu vì than chúng cho thấy mẫu hình phát triển mổi năm và chúng đáp ứng rõ rệt với thời tiết trong vùng chịu ảnh hưởng của thời tiết mưa vùng nhiệt đới ở Á châu (monsoon) bắt đầu vào khoảng tháng 3 đến tháng 5.
Dùng mẫu hình trên thân cây để biết được thời tiết khí hậu trong quá khứ đã được dùng ở một số các cây lớn sống nhiều năm trong rừng ôn đới, chúng cho thấy rõ sự phát triển các vòng trên thân cây tùy theo mùa. Ở rừng thường xanh miền nhiệt đới, các vòng trên thân cây ít khi thể hiện rõ nên hầu hết chúng không dùng được cho sự phân tích khí hậu quá khứ, trừ cây gổ quý tếch (teak) và gần đây cây thông Pơ Mu. Cây Pơ Mu được khám phá bởi các nhà khoa học Nhật cuối thập niên 1990 là có mẫu hình rõ nhận thấy được của các vòng phát triển dựa trên hai mùa mưa và nắng.
Teak được biết đến trong sự thẩm định khí hậu quá khứ vào năm 1931 khi nhà thực vật học người Hòa Lan H. Beriage xác định tuổi cây qua các vòng trên thân cây teak ở Java trở lại quá khứ đến tận năm 1514. Ở Indonesia nơi có nhiều teak trong rừng nhiệt đới, các cây cổ xưa này đã được dùng thành công để tái tạo lại nhiệt độ mặt nước biển ở Thái Bình Dương gần Indonesia, thời tiết và hiện tượng El Nino trong quá khứ (9). Tuy nhiên vì là cây có nguồn gốc du nhập từ Ấn Độ nên cây tìm được cổ nhất mà ta có thể xác định quá khứ chính xác là chỉ hơn 400 năm cách ngày nay.
Khi khoa học đã biết đến giá trị của cây Pơ Mu trong việc xác định khí hậu trong quá khứ thì hầu hết các cây Pơ Mu cổ xưa nhất đã bị chặt đốn khai thác làm gỗ và lấy tinh dầu từ Nam Trung quốc, bắc đến Trung Việt Nam trong quá khứ cho đến các năm gần đây. Vì thế hiện nay các cây Pơ Mu xưa cổ nhất là được tìm thấy ở vùng hẻo lãnh của vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà thuộc tỉnh Lâm Đồng. Chúng có giá trị vô cùng quí giá cho khoa học.
Năm 2007, ông Lê Cảnh Nam, chuyên viên của vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, được ông Buckley tìm xem trong vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà có các cây Pơ Mu cổ xưa mà nhóm nghiên cứu của ông có thể dùng để nghiên cứu khí hậu quá khứ. Ông Nam đã hướng dẫn ông Buckley vào rừng và tìm thấy được các cây cổ thụ Pơ Mu để lấy mẫu từ các thân cây (2).
(Chuyên viên Lê Cảnh Nam đục lấy mẫu từ thân cây Pơ Mu trong vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà. Photos by Andy Nelson/The Christian Science Monitor) .
Nhóm nghiên cứu của ông Buckley trong 5 năm qua đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ nhiều nước như Nhật, Úc, Pháp, Cambodia để tái tạo lại thời tiết mưa gió mùa và liên kết chúng với sự thay đổi khí hậu để trả lời câu hỏi mà các nhà sử học và khảo cổ học đã đặt ra: phải chăng sự thay đổi khí hậu đã là một nguyên nhân chủ yếu đã làm nền văn minh Khmer ở Angkor chủ yếu dựa vào hồ chứa, kênh đào để phát triển trồng lúa bị sụp đổ vào đầu thế kỷ 15 ?.
Trong đầu thập niên 2000, các nhà sử học và khảo cổ học ở Đại học Sydney (R. Fletcher, D. Penny), Trường Viễn Đông Bác cổ (C. Pottier) hợp tác cùng Cơ quan bảo tồn di tích Angkor (APSARA) của Cambodia trong Chương trình Angkor rộng lớn (Greater Angkor Project, GAP). Nhóm GAP nghiên cứu khai triển thêm công trình nghiên cứu trước đây vào năm 1979 của nhà khảo cổ Pháp Bernard-Philippe Groslier của Trường Viễn đông Bác cổ về hệ thống thủy lợi, môi trường chung quanh quần thể Angkor (12). Qua các ảnh vệ tinh và khai quật điền dã, nhóm GAP nhận thấy sự qui mô lớn lao của hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho các hồ Đông Baray, Tây Baray, hào quanh thành quách, các cánh đồng lúa ở bắc và nam Angkor từ sông Siamrep. Sông Siemrep bắt nguồn từ núi Phnom Kulen phía đông bắc Angkor chảy ra biển hồ Tonle Sap ở phía nam.
Ở Á châu, gió mùa mang đến mưa điều khiển nhịp sống của con người ở vùng này. Ngày nay hơn 40% dân số thế giới tùy thuộc vào nước do mưa đem lại để trồng thức ăn và có nước uống. Vì vậy nếu có sự thay đổi đột biến của gió mùa thì hệ quả gây ra những xáo trộn về kinh tế, xã hội sẽ vô cùng to lớn, nhất là đối với các xã hội trong lịch sử ở những thế kỷ trước chỉ dựa vào nông nghiệp.
Trong chuyến điền dã được ông Lê Cảnh Nam hướng dẫn vào vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, ông Buckley hy vọng là dữ liệu từ các cây cổ thụ Pơ Mu sẽ trả lời thỏa đáng giả thuyết trên của các nhà khảo cổ. Hy vọng của ông Buckley đã được kiểm chứng vài tháng sau, khi các mẫu thân cây lấy từ ruột của cây đánh dấu số 12 (trong tổng số 36 cây) được phân tích ở phòng thí nghiệm Lamont-Doherty Earth Observatory ở New York. Phân tích cho thấy cây này được định tuổi trở về quá khứ cho đến năm 1029 tức 980 năm cách đây.
Sau 4 ngày làm việc cực nhọc trong vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà với tinh thần hợp tác cao độ, mục tiêu của họ đã được hoàn tất. Họ đã có được hơn 100 mẫu ruột thân cây từ một quần thể cây Pơ Mu.
Ông Buckley nói (2): “Tôi nhìn địa điểm này và nhìn lại toàn Đông Nam Á – đặc biệt là Việt Nam – tôi nhận ra rằng tôi có thể rất dễ dàng làm việc nghiên cứu tại đây cho đến khi tôi không thể làm việc được nữa. Có rất nhiều việc phải làm và thật là hết sức lý thú“.
Cộng với các kết quả nghiên cứu trước đây ở Thái Lan, nhóm nghiên cứu của Buckley đã xác định được rằng từ các vòng trên thân cây Pơ Mu đã có vài thời kỳ hạn hạn lớn trên vùng đất liền ở Đông Nam Á trong các năm đầu của thế kỷ 15.
Qua các mẫu (lấy bằng máy khoan tay nhỏ vặn đục vào thân cây) từ 36 thân cây Fokienia, nhóm nghiên cứu của ông Buckley đã tái tạo lại thời tiết chính xác nhất trong quá khứ hơn 700 năm cách ngày nay cho đến tận thế kỷ 13. Kết quả cho thấy có sự liên hệ (correlation) chặc chẻ giữa hạn hán trong vùng có cây Fokienia sống ở lưu vực sông Cửu Long và mẫu hình thời tiết El Nino.
Nghiên cứu của nhóm Buckley cho thấy có hai thời kỳ hạn hán kéo dài vào khoảng cuối thế kỷ 14 (1362-1392) và đầu thế kỷ 15 (1415-1440), thời điểm mà vương quốc giàu mạnh Khmer ở Angkor sụp đổ. Trong hai thời kỳ này thì giai đoạn hạn hán rất nặng kéo dài nhiều thập kỷ là xảy ra vào đầu thế kỷ 15 với năm nặng nhất là năm 1417.
Tra theo sử liệu Việt Nam thì trong Đại Việt Sử Ký toàn thư (ĐVSKTT) (13) có nói là năm 1392 có hạn hán ở Đại Việt. Lúc đó Đại Việt thời Hậu Trần chủ yếu là ở vùng đồng bằng bắc bộ đến vùng đất mà Champa vừa mất là Quảng Trị và Thừa Thiên (châu Ô và châu Rí). Trong các năm đầu thế kỷ 15, ĐVSKTT chỉ tập trung nói về cuộc chiến tranh với quân Minh và khởi nghĩ Lê Lợi nên không có chi tiết nào về tình hình kinh tế, xã hội.
Sau chiến tranh, sử liệu lại nói nhiều về tình hình xã hội kinh tế. Hạn hán nặng nề xảy ra trong các năm đầu 1430 đã được ghi trong ĐVSKTT. Năm 1434, vì hạn hán đã nhiều năm, nhà vua (Lê Thái Tông) đã phải cầu mưa: “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua sai các quan rước Phật chùa Pháp Vân ở Cát Châu về Đông Kinh để cầu mưa.”, “Thả vài chục tên tù tội nhẹ vì hạn hán đã lâu.”, “Ngày 22, đặt đàn chay ở điện Cần Chính, vì hạn hán hại lúa, sét đánh cháy thuyền”.
Sự kiện hạn hán có ý nghĩa ra sao, ta hãy xem tiếp trong ĐVSKTT như sau:
.. Hành khiển Nguyễn Trãi soạn xong tờ tâu, bọn Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ và Học sĩ Lê Cảnh Xước muốn đổi lại mấy chữ: Nguyễn Trãi giận nói: "Bọn các ngươi là hạng bề tôi vơ vét, nạn hạn hán này là do các ngươi gây nên cả". Thúc Huệ tố các với Đại tư đồ Sát và Đô đốc Vấn. Sát và Vấn tức lắm, trách Trãi rằng: "Làm nên nỗi có thiên tai không phải là do lỗi của bọn ấy, lỗi ở vua và tể tướng thôi, sao ông trách nhau quá như thế?".
.. Bấy giờ, điều động thợ ở các cục tất tác làm chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc rất nặng nề, Sư Đãng phải làm lụng vất vả, nói vụng rằng:
"Thiên tử không có đức, để đến nỗi hạn hán. Đại thần ăn của đút, cử dùng kẻ vô công, có gì là thiện đâu mà phải làm chùa to thế". Bị người cáo giác. Đại tư đồ Lê Sát giận lắm. Quan thẩm hình Nguyễn Đình Lịch nói: "Nó dám nói càn đến việc nước, nên chém".
Năm 1437, trong ĐVSKTT: “Hạn hán, hạ lệnh cho các lộ, huyện trong nước làm lễ cầu mưa”, “Tháng 6, hạn hán, có sâu hại lúa. Hạ lệnh cho các lộ, trấn làm lễ cầu mưa”, “Mùa hạ, tháng 4, làm lễ cầu mưa ở cung Cảnh Linh”, “Tháng 6, hạn hán, có sâu hại lúa. Hạ lệnh cho các lộ, trấn làm lễ cầu mưa.”, “Ngày Canh Ngọ, kinh sư có mưa, các quan đều chúc mừng, vua sai người đi các lộ xem có mưa không. Ngày Tân Mùi, xuống chiếu rằng: Mấy năm nay hạn hán sâu bọ xảy ra liên tiếp, tai dịch có luôn, phải bớt hình phạt, giảm thuế khóa, để yên lòng dân.”.
Các nguồn khác để xác định khí hậu (nhiệt độ hay lượng nước mưa) trong quá khứ là san hô và thạch nhủ. Chúng được thành lập tích tụ qua nhiều ngàn năm trước đây ở biển và trong các động đá vôi. Dữ kiện phân tích từ các thạch nhủ ở động Vương Tường (Wangxiang) thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc (11) cho ta thấy chi tiết về lịch sử khí hậu gió mùa trãi dài đến cách đây 1800 năm đến nay. Những dữ kiện này phù hợp với dữ kiện từ cây Pơ Mu mà nhóm nghiên cứu của ông Buckley. Cụ thể chi tiết từ thạch nhủ cho thấy hạn hán xảy ra ở nam Trung Quốc trong các giai đoạn 860-930, 1340-1380, 1580-1640 trùng lúc với sự sụp đổ của triều đại nhà Đường, nhà Nguyên và nhà Minh ở Trung Quốc.
Đại Việt Sử ký cũng ghi là vào thế kỷ 16, đại hạn cũng xảy ra vào các năm 1585 đến 1589 và các năm 1595 đến 1599. Thí dụ như đoạn vào năm 1596: “..Bấy giờ đại hạn, thóc lúa vụ chiêm đều không thu được, đầm phá khô cạn, cây cỏ úa vàng, hoa không kết trái. Trộm cướp quần tụ trong dân gian, bọn lớn đến 7, 8 trăm đứa, bọn nhỏ cũng không dưới vài trăm, ngày đêm đốt phá nhà cửa, cướp đoạt của cải gia súc, thuỷ bộ không thông, đường sá bế tắc, dân đói nhiều, chết đến quá nửa.”
Vào giữa thế kỷ 18, cũng có một thời kỳ hạn hạn nặng kéo dài ít nhất 30 năm (1750-1780). Tất cả các vương quốc ở vùng Đông Nam Á đều sụp đổ. Điều này cho thấy sự thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng nặng nề đến xã hội, kinh tế và chính trị của các quốc gia trong vùng.
Trong các khám phá gần đây về nguyên nhân các nền văn minh bị sụp đổ, nổi bật nhất là sự sụp đổ của vương quốc cổ đại Ai Cập (Old Kingdom), Đế quốc Akkadian vùng Mesopotamia cách đây 4200 năm (4200 BP) là do sự thay đổi khí hậu ở Bắc Phi và Trung Đông do sự thay đổi bất thường của dòng nước nóng Gulf Stream ở Đại Tây Dương gây ra hạn hán kéo dài nhiều năm. Các bia ký ở đền Luxor và tư liệu viết trên đá ở đồi gần Aswan, các dấu vết thay đổi làng mạc cổ xưa thấy được qua vệ tinh cùng các dữ kiến phân tích các cột đất lấy từ đáy biển gần Oman (15).
Tương tự như sự khám phá trên, sự khám phá của nhóm GAP và nhóm Buckley về nguyên nhân của sự sụp đổ nền văn minh Angkor là một khám phá quan trọng trong ngành khảo cổ và sử học ở Đông Nam Á. Cây thông Pơ Mu ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà đã là một yếu tố quyết định trong sự khám phá này.
Thông lá dẹt (Pinus krempfii)
Các loài thông (của chi Pinus), thuộc ngành (division) thực vật có hình chóp nón (conifer), ở Bắc bán cầu thường không có ở các rừng mưa vùng nhiệt đới, vì lá chúng không quang hợp hiệu quả đủ để cạnh tranh nổi với các loài thực vật nhiệt đới khác. Trái lại các loài thông quả có cuống (podocarp), cũng thuộc ngành có hình chóp nón ở Nam bán cầu thường được thấy trong các rừng mưa ẩm ở New Zealand, Papua New Guinea, Chile, Tasmania, New Caledonia và các đảo ở Thái Bình Dương. Tất cả các loài thông quả có cuống bắt nguồn từ siêu lục địa cổ Gondwaland ở phía nam trước khi siêu lục địa này tách ra thành các lục đia Phi Châu, Nam Mỹ, Australia, Ấn Độ và lục địa Nam Cực (Antarctica) cách đây hơn 100 triệu năm.
Nhưng thông lá dẹt (Pinus krempfii) là một ngoại lệ quan trọng. Được phát hiện bởi nhà thực vật người Pháp H. Lecomte vào năm 1921. Thông lá dẹt là loài thông duy nhất ở Bắc bán cầu có lá dẹt, thay vì lá nhọn (needle-leaf) như mọi loài thông khác và duy nhất thích ứng với rừng nhiệt đới sống cạnh tranh với các loài cây hạt kín (angiosperm) khác. Trong quá trình tiến hóa, thông lá dẹt đã đi xuống phía nam xa nhất tạo được chổ đứng trong rừng mưa nóng ẩm ở Lâm Đồng, nhưng dừng tại đây và không tiến được hơn nữa để hội nhập với các loài thông Nam bán cầu. Có thể sự hiện diện của P. Krempfii ở Lâm Đồng là hệ quả của một sự thay đổi khí hậu trong lịch sử trái đất.
Gần đây vào năm 2008, hai nhà thực vật người Australia, T. Brodribb và T. Field, ở Đại học Tasmania đã nghiên cứu tính chất sinh lý quang hợp và chuyển nước của lá thông lá dẹt. Kết quả cho thấy về phương diện sinh lý loài thông này khác với mẫu hình phổ quát cần nhiều ánh nắng cho sinh lý quang hợp của các loài thông lá nhọn (3). Theo ông Brodribb thì “Sự nghiên cứu của chúng tôi về cấu trúc và chức năng của lá thông P. Krempfii cho thấy rất rõ là loài cây thông nhiệt đới phi thường này là một loài có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong địa lý sinh học (bio-geography) và tiến hóa của các loài sinh vật.
Chúng tôi thấy rằng về đặc tính quang hợp, dẫn nước và cấu trúc hình thể, loài này giống với loài thông quả có cuống (podocarp) ở Nam bán cầu hơn là loài thông (ở bắc bán cầu)” (4).
Đây là một kết quả thật là ngạc nhiên và hấp dẫn về một loài thông bắc bán cầu kỳ lạ có mặt ở Lâm Đồng. Ta hãy tưởng tượng là bất ngờ tìm thấy trong rừng sâu Tây Nguyên, ở các suối nước có những con thú vật tương tự như con “đuôi chồn mỏ vịt” (platypus) của lục địa Australia bơi sống trong đó. Sự khám phá về đặc tính và quá trình tiến hóa của loài thông lá dẹp cũng là một sự khám phá bất ngờ và thảng thốt như vậy trong thế giới thực vật.
Ngoài thông lá dẹt đặc hữu đặc biệt hết sức gây chú ý trong giới khoa học, còn có cây bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), cũng một loài đặc hữu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (Critically Endangered) chỉ vừa mới được khám phá vào năm 2001 trong vùng núi đá vôi Bát Đại Sơn, thuộc tỉnh Hà Giang giáp biên giới Trung Quốc. Và cuối cùng là loài bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides) hiếm trên thế giới mà trước đây chỉ được biết có ở Đài Loan, Vân Nam ở vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc, được khám phá ở tỉnh Lào Cai, Hoàng Liên Sơn năm 2001. Loài này hiện nay được xếp vào hạng có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.
Cả ba loài thực vật quý hiếm ở vùng núi này đã được tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (Fauna & Flora International, FFI) coi là ba loài chính (flagship species) tượng trưng cho sự khuyến khích bảo tồn rừng và đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Trong các thập niên gần đây nhiều loài động vật và thực vật mới đã được khám phá ở Việt Nam dọc trong các rừng sâu hẻo lánh dọc theo dãy Trường Sơn, cho thấy vùng này có sự đa dạng sinh học rất cao và nhiều loài đặc hữu. Nhưng ngày nay nhiều nơi rừng và các loài động thực vật đang bị đe dọa ngay cả trong những vùng được coi là vườn quốc gia hay rừng bảo hộ. Cuộc sống của người dân tộc bản địa cũng bị thay đổi, văn hóa có nguy cơ biến mất nhất là vùng Tây Nguyên do sức ép dân số di dân từ các nơi khác đến khai thác lập nghiệp. Ngay cả họ cũng bị áp lực của thị trường săn các thú rừng, gỗ quý hiếm cho các lái buôn động vật hoang dã và lái buôn gỗ khi mà xưa kia theo truyền thống họ không bao giờ khai thác thiên nhiên quá mức.
Tôi mong rằng tất cả mọi chúng ta trong xã hội Việt Nam ý thức và bảo vệ môi trường sống của sự đa dạng sinh học chứa đựng trong rừng mà hiện nay đang bị đe dọa trầm trọng bởi con người đi đến khắp nơi để săn bắt, phá hủy ngay cả ở những vùng hẻo lánh nhất.

Bảo tồn 2 loài cây quý hiếm trong Sách Đỏ thế giới


Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu ở huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá, đang triển khai dự án bảo tồn và phát triển bền vững hai loài cây Sến mật có tên khoa học là Madhuca Pasquieri và Vàng tâm - tên khoa học là Manglietia fordiana.

Đây là hai loài cây bản địa quý hiếm, đặc trưng của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và có trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới.

Theo dự án, Khu bảo tồn sẽ thực thi các dự án khảo sát, điều tra đánh giá hiện trạng, phân bố và đặc tính sinh thái, đặc tính sinh trưởng của hai loài cây này, đồng thời xác định các tác động vào quần thể Sến mật và Vàng tâm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; dự án khảo sát, điều tra, đánh giá các mối đe doạ và đề ra giải pháp bảo tồn, phát triển đối với hai loài Sến mật và Vàng tâm.

Khi nhân giống, các cán bộ của khu bảo tồn sẽ thực hiện chọn lựa cây mẹ và nhân giống bằng phương pháp gieo hạt tại vườn ươm. Qua đó góp phần duy trì tính đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa, quý hiếm trong khu bảo tồn thiên nhiên này.

Dự án cũng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, chính quyền địa phương, xây dựng băng, đĩa tư liệu về hai loài cây bản địa này. Các cán bộ trong ban dự án cũng in ấn, cấp phát hàng nghìn tờ rơi đến người dân để phục vụ công tác tuyên truyền.

Sến mật và Vàng tâm là hai loài cây có giá trị kinh tế cao (với 1m3 có giá trên 10 triệu đồng), dùng để làm nhà, cửa. Cũng chính vì vậy, hai loài cây này đang bị áp lực khai thác rất lớn. Hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Pu Hu còn lại rất ít hai giống cây Sến mật và Vàng tâm có đường kính 1-2m./.

Cổ thụ quý hiếm bị triệt hạ trong vườn cấm Bến E


Bến En là vườn quốc gia, nhưng tình trạng khai thác rừng, đốt hạ nhiều cây cổ thụ quý hiếm đang diễn ra tràn lan tại nơi này.
Khu rừng cấm của vườn Quốc gia Bến En, thuộc địa giới hành chính hai huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa), được xem là nơi bảo tồn sinh học, duy trì các loài động thực vật quý hiếm. Nhưng, thời gian gần đây tình trạng chặt phá, đốn hạ gỗ quý hiếm đang diễn ra tràn lan và các cơ quan hữu trách vẫn “bình chân như vại”.
Có mặt tại xã Bình Lương, Như Xuân (Thanh Hóa) sau khi nghe những phản ánh của người dân nơi đây về tình trạng chặt phá, khai thác tràn lan các loại gỗ quý hiếm, PV đã tìm cách để thâm nhập vào “rừng cấm” để ghi lại những cảnh tang thương nơi đại ngàn rừng già.



Những gốc cây đại thụ bị vứt lăn lóc bên đường mòn vào rừng sâu.

Theo chân những người đào măng, hái lá trên con đường đá lởm chởm của thôn Hợp Thành, xã Bình Lương (Như Xuân) tới đầu bìa rừng cầm quốc gia Bến En. Dọc đường đi vào khe Kẹn vẫn còn những vết chân trâu và những vệt chày xước kéo dài trên mặt đất. Ngay bên con đường heo hút là những khúc gỗ quý hiếm nằm lăn lóc bên khe suối còn sót lại.
Trong rừng cấm còn nhiều loài gỗ quý như cây lim, săng lẻ, lát chum, cà ổi… luôn được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm người qua lại. Nhưng lều lán của lâm tặc dựng sẵn còn sót lại nơi đây và những khúc gỗ quý hiếm nằm chỏng chơ bên bìa rừng, lớp than còn âm ỉ như của một cây cổ thụ vừa bị thiêu sống.
Tại tiểu khu 625, trên đỉnh Đông Bao Khế nằm trong vườn cấm quốc gia Bến En, chạy dọc sườn núi thuộc tiểu khu 625 ở địa phận Khe Ngòn, những cây lim đã bị cắt có chiều dài gần 2m, vanh 150cm, đường kính lên đến 40cm vứt bừa bãi.
Theo những lối mòn nhỏ, những cây con vừa bị lâm tặc quần thảo tan nát, nhóm phóng viên đã chứng kiến những cây gỗ thuộc loại quý hiếm như lim, săng lẻ, cà ổi… đang còn khét mùi mùn cưa mà lâm tặc mới đốt hạ nằm ngổn ngang.
Càng đi sâu vào rừng cấm quốc gia thì hiện ra những “công trường” khai thác gỗ được dựng sẵn những bệ cưa. Những khúc gỗ quý hiếm tươi rói có đường kính gần 70cm, vanh 210cm, dài 20m là điều dễ bắt gặp.                              
Trải dọc Đông Bao Khế đi xuống Đông Hãm Tân là một khu rừng có ánh sáng - những cây gỗ tầm 30-40 năm tuổi một người ôm không xuể bị đốn hạ tràn lan - một khu rừng như vừa được phát quang. Đây là hậu quả của những cuộc tàn sát tang thương.
Ngay gần chỗ đứng của PV, một cây Chu Khét bị hạ vẫn chưa vận chuyển ra khỏi rừng, ước tính một cây như vậy xẻ ra khoảng 3m3.
Cách đó không xa là một cây Sến có đường vanh tầm hai người ôm không hết nằm gần lối mòn trên đường đi Đông Hãm Tân của đỉnh Đông Cây Đa cũng vừa mới bị đốn hạ đang còn tươi rói đều là những cây gỗ quý, hiếm thuộc danh mục nhóm 3.
Những khúc gỗ Vàng Cương quý hiếm có vanh gần 2m, nằm chỏng chơ bên đường đi Khe Ngòn khi bắt gặp mà xót xa. Để chặt hạ được một cây đại thụ quý hiếm như vậy, ít nhất phải mất 2 đến 3 ngày, thông thường thì lâm tặc phải dựng lán trại ăn ở trong rừng cả tuần trời để cưa được một cây có đường kính dài gần 1m.
Càng đi sâu vào phía trong Khe Ngòn nước lạnh ngắt da là những lán trại dựng kiên cố của bọn phá rừng còn sót lại. Phía sau đó là “sinh mạng” của những “ông” đại thụ quý hiếm ngàn năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt đã bị triệt hạ!
Điều đáng ngạc nhiên là với sự tàn phá rừng già ngang nhiên như vậy, chính quyền địa phương và ngành chức năng hầu như chưa có một động thái tích cực nào để ngăn chặn. Màu rừng già vẫn tiếp tục chảy!

Những cây thị cổ quý hiếm

Gia đình ông Lê Minh Thưởng, xóm 2, xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An đang sở hữu 5 cây thị cổ quý hiếm, được coi là có một không hai ở nước ta. Các cây thị này đều có tuổi đời trên 600 năm, gắn với lịch sử đấu tranh của đất nước và địa phương.

Những cây thị này đã từng góp phần cứu đói cho nhiều người dân trong chiến tranh, trong nạn đói 1945. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, những cây thị này từng là nơi tập kết, dừng chân của bộ đội khi hành quân, nơi Lãnh đạo Bộ Tư lệnh quân khu 4 nhiều lần bàn và chỉ đạo kế hoạch tác chiến.
Đối với gia đình ông Thưởng, lưu giữ, bảo tồn những cây thị này là để lưu giữ những di sản, chứng tích quý giá từ cha ông, lưu giữ những giá trị tinh thần để góp phần giáo dục cho con cháu trong dòng họ và ở địa phương về những bài học lịch sử và về việc bảo tồn vốn quý từ thiên nhiên. Gia đình ông Thưởng đang mong muốn được Nhà nước phối hợp, giúp đỡ để bảo tồn những cây thị cổ quý hiếm này là như là di sản, vốn quý của địa phương và đất nước Trong ảnh: Một trong 5 cây thị cổ quý.

Cay, hoa hiem la quy tu tai Can Tho


 Voi muc dich tao them khong khi vui tuoi, phat tai phat loc trong nam moi, Hoi hoa canh Can Tho mung xuan Nham Thin 2012 chinh thuc khai mac tai Nha thi dau da nang TP. Can Tho vao chieu 17/01.

Tag: nhà thi đấu, cần thơ, Cửu Long, chí minh, nhâm thìn, hội hoa, phát tài, đbscl, hoa cảnh, cây bonsai, nửa sống nửa chết
Hoi hoa canh Can Tho nam nay, quy tu hon 100 nghe nhan den tu cac tinh, thanh trong khu vuc dong bang song Cuu Long (DBSCL), TP. Ho Chi Minh va cac tinh lan can tham gia gioi thieu va trung bay tren 1.000 hien vat quy hiem, moi la gom cac loai hoa, bonsai, cung voi nhieu loai cay quy hiem, moi la, dac sac khac.
Tai hoi hoa canh mung xuan, nhieu cay bonsai, mai vang duoc trung bay co gia tri tu vai tram trieu cho den vai ty dong. Tham quan hoi hoa canh Can Tho mung xuan Nham Thin, khach tham quan se duoc cam nhan khong khi Tet ron rang, vui tuoi, mang dam dau an cua mien song nuoc DBSCL qua hinh anh thay do cho chu thu phap tren nen giay do may man, bieu dien lan su rong va chuong trinh ca nhac mung xuan dac biet voi su tham gia cua nhung guong mat ca si, nghe si noi tieng duoc nguoi dan DBSCL men mo se lam cho khach tham du ron tieng cuoi va thuong thuc nhung bang nhac xuan truoc them nam moi.
Trong thoi gian dien ra Hoi hoa canh mung xuan Nham Thin 2012 ban to chuc se binh chon va trao giai cho nhung tac pham hoa, cay canh dep nhat tham gia tai hoi hoa canh mung xuan Nham Thin.




Phát hiện nhiều quần thể trà hoa vàng quý hiếm



TS Trần Ninh (giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội) đã cùng các cộng sự phát hiện một loài trà hoa sắc vàng tươi trong khu rừng của TP. Đà Lạt (hiện chưa thể tiết lộ vị trí cụ thể). Phát hiện loài mới tại Đà Lạt Cây hoa trà (Camellia) với sắc hoa màu vàng là loài quý hiếm (hiện mới chỉ phát hiện được tại Việt Nam và Trung Quốc), có giá trị kinh tế và y dược rất cao. Trà hoa vàng có nguy cơ tuyệt chủng nên việc phát hiện thêm những quần thể mới là tín hiệu vui không chỉ với giới nghiên cứu. Sau khi chụp ảnh, thu mẫu để giám định cho thấy loài trà hoa này có những đặc điểm khác biệt với các loài đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới phát hiện, mô tả và công bố trước đây. Loài trà hoa vàng quý hiếm ở xứ sở ngàn hoa này sẽ được đặt tên, công bố trong thời gian tới. Những tháng gần đây, khi tiến hành điều tra về đa dạng sinh học, Ông Trần Ngọc Hải (Đại học Lâm nghiệp) cũng phát hiện trà hoa vàng trong khu vực rừng tái sinh thuộc xã Phước Lộc (Đạ Huoai, Lâm Đồng). “Chúng tôi đã lấy tiêu bản lá của loài cây này để giám định và kết luận đó chính là trà hoa vàng – loài cây quý hiếm có tên trong Sách đỏ. Tiếc rằng cả hai lần chúng tôi đến đó, cây đều chưa ra hoa nên chưa thể xác định được loài” – Ông Hải nói. Theo TS Ninh, tại thị trấn Mađagui (Đạ Huoai) có người đã sưu tầm được cây trà hoa vàng thuộc loài Camellia Dormoyana – loài trà hoa vàng đầu tiên được phát hiện trên thế giới vào thập niên đầu của thế kỷ XX . Điều thú vị là Camellia Dormoyana được người Pháp phát hiện ngay tại Việt Nam (tỉnh Đồng Nai) và đã được công bố trên Thực vật chí Đông Dương. Đến năm 2003, ông Nguyễn Thiện Tịch (ĐH KHTN ĐHQG TPHCM) cũng đã tìm thấy một loài trà có hoa màu vàng đậm rất đẹp này tại Lâm Đồng. Mới đây, giới nghiên cứu cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của Camellia Dormoyana tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Những “mỏ vàng” bị lãng quên Theo “Camellia International Journal” – tạp chí chuyên nghiên cứu về Trà hoa vàng của thế giới, các hợp chất của trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%... Một số công trình nghiên cứu cho thấy trà hoa vàng giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu… “Trung Quốc đã xây dựng Vườn Camellia Quốc tế; trồng nhân tạo vùng trà hoa vàng nguyên liệu rộng hàng chục hécta; nghiên cứu thành công các chế phẩm và sản xuất, xuất khẩu hàng loạt dược liệu và thực phẩm chức năng làm từ trà hoa vàng như Superior tea, Golden Camellia... Một chai Golden Camellia trị giá khoảng 4,76 triệu đồng. Trong khi đó, Việt Nam đã phát hiện trà hoa vàng gần một thế kỷ nhưng công tác bảo tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như còn bỏ ngỏ” – TS Ninh băn khoăn và khuyến cáo không chỉ 2 loài trà hoa vàng có tên trong Sách đỏ Việt Nam mà hàng chục loài trà hoa vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp. Do đó nơi nào phát hiện được thì phải bảo tồn. Ông Hải cũng rất lo lắng khi những cây trà hoa vàng quý hiếm ở Phước Lộc bị người dân chặt phá trong quá trình khai hoang để trồng ca cao. Bởi số cá thể trong tự nhiên còn rất ít và phạm vi phân bố hẹp nên các nhà khoa học thế giới rất quan tâm đến loài cây này. Cả trăm nhà khoa học đã đến Việt Nam dự hội thảo, nghiên cứu về trà hoa vàng và có người đã đề nghị hợp tác nghiên cứu bảo tồn. Theo TS Ninh, trước mắt chủ yếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt, vườn Quốc gia Tam Đảo… về lâu dài, cần tập trung nhân giống (giâm cành…) để trồng với qui mô lớn. TH(nguồn)TTXVN)

Cây thuốc quý trong vườn Quốc gia Việt nam


Cây thuốc trong vườn Quốc gia Việt nam
Sản phẩm rừng có vai trò quan trọng. Ngành y tế nhất là y dược học cổ truyền đang sử dụng nhiều loài thực vật, động vật theo cách thức và quy mô khác nhau, để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Có nhiều cây thuốc quý từ rừng còn chưa được biết đến và còn phải tiếp tục tìm hiểu điều tra những đặc tính mới, khả năng sử dụng mới trong việc hỗ trợ chữa các chứng bệnh nan y.

Sản phẩm rừng có vai trò quan trọng. Ngành y tế nhất là y dược học cổ truyền đang sử dụng nhiều loài thực vật, động vật theo cách thức và quy mô khác nhau, để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Có nhiều cây thuốc quý từ rừng còn chưa được biết đến và còn phải tiếp tục tìm hiểu điều tra những đặc tính mới, khả năng sử dụng mới trong việc hỗ trợ chữa các chứng bệnh nan y.

Với diện tích quy hoạch đến năm 2010 khoảng 2.370.270 ha (hiện có 2.164.688 ha), hệ thống rừng đặc dụng Việt nam sẽ góp phần bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu, nằm chung trong công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đất nước.
Vườn Quốc gia cúc Phương
Thuộc huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương hiện có tên trong Danh mục các VQG  thế giới. VQG Cúc Phương được thành lập ngày 7/7/1962 với tổng diện tích là 22.200ha, nằm trên địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá. Hơn 40 năm qua, nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã xác định được 1983 loài thực vật bậc cao, thuộc 912 chi, 229 họ. Ngoài những cây cho gỗ, có tới 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây thực phẩm-thuốc, như Sồi, Ba Gạc, Đẳng sâm, Hoàng đàn, Thạch xương bồ, Củ mài, Chân chim núi, Huyết giác, Huyết dụ, Lê thuộc họ Ngũ gia bì, Dừa cạn, Thiên niên kiện, Chân chim leo, Đậu, Thị, Na, Trôm, Bồ hòn, các cây cho tinh dầu, cây hoa cảnh, cây nâu, măng, mộc nhĩ, các loại củ , quả. Mới đây, VQG đã phát hiện thêm nhiều loài thực vật, có nhiều loài cây thuốc, đang giám định. VQG  đã xây dựng một vườn thực vật diện tích trên 160 ha, là trung tâm cung cấp giống các loài thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao phục vụ Chương trình 5 triệu ha rừng, Chương trình dược liệu, Chương trình cây cảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu.
Đã 5 năm qua,VQG tổ chức Câu lạc bộ Bảo tồn đa dạng sinh học của 43 trường phổ thông thuộc 4 huyện nằm trong vùng đệm với sinh hoạt tự nguyện, ngoại khoá, theo chuyên đề (Chuyên đề bảo tồn và phát triển các loài dược liệu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, chuyên đề hạt giống cây thuốc quý hiếm)
Vườn Quốc gia Ba Bể
Địa chỉ : huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.  VQG được thành lập tháng 11/1992 với diện tích  là 7.610 ha cùng vùng đệm có diện tích khoảng 42.100ha. VQG Ba Bể có hồ xen giữa núi đá tạo nên cảnh quan đẹp, với nhiều loài cây gỗ, cây thuốc ; nhiều loài cây thuốc mới cũng đã được phát hiện tại đây. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì số liệu điều tra hiện tại về các loài thực vật, đặc biệt là cây thuốc, còn thấp hơn nhiều so với thực tế.
Năm 1998-1999, VQG đã cùng Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền nghiên cứu, điều tra được hơn 720 loài cây có ích, trong đó có 650 loài cây thuốc.Từ năm 1999 đến năm 2003, VQG triển khai Dự án PARC.VIE / 95 / G 38031 do UNDP tài trợ, và việc đề xuất việc quản lý tài nguyên rừng, thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc nằm trong 10 hợp phần công tác của Dự án.
Vườn Quốc gia Ba Vì
Nằm tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. VQG được thành lập ngày 16/1/1991 với tổng diện tích 7.377 ha, vùng đệm có diện tích 14.144 ha. VQG Ba Vì có khoảng 1262 loài thực vật gồm các loài cây quý hiếm cho gỗ và loài cây đặc hữu Ba Vì. Năm 1990, Học viện Quân y 103 đã điều tra phát hiện được 169 loài cây thuốc, phân thành 28 nhóm có tác dụng chữa bệnh. Tiếp đó, năm 1992, Trường Đại Học Dược Hà nội qua điều tra đã phát hiện được 250 cây làm thuốc chữa 33 loại bệnh  và chứng bệnh khác nhau, nhiều loài cây thuốc điển hình như Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác tiên, Râu hùm, Hoàng đằng, Củ dờm, cây Thông đỏ. VQG Ba vì có nhiều hoạt động thiết thực cho công tác  bảo tồn và phát triển cây thuốc như : giao khoán bảo vệ rừng, trồng cây, thực hiện hương ước bảo vệ rừng, thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển cây thuốc  Nam với sự tài trợ của quốc tế và trong nước. Vườn Quốc gia Ba Vì còn có nhiệm vụ phục hồi hệ sinh thái bền vững tiến tới cân bằng hệ sinh thaí toàn  vùng. Vườn phối hợp với Học viện quân y và Viện bỏng quốc gia xây dựng Trạm nghiên cứu cây thuốc - vườn dược liệu có trồng 350 loài cây thuốc thuộc gần 80 họ, 22 bộ trên diện tích là 100 ha.  Ngoài ra vườn còn trồng thí nghiệm các loại cây thực phẩm - thuốc như  Mơ, Táo, Mận hậu, Nhãn, các loại cỏ, các loại rau để  hướng dẫn nuôi trồng.
Vườn quốc gia Tam Đảo
Địa chỉ: KM 13, xã Hồ Sơn, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.  VQG được thành lập ngày 15/5/1996. Hệ thực vật ở đây có 904 loài, thuộc 178 chi, 213 họ. Về giá trị kinh tế, hệ thực vật Tam Đảo gồm cây lấy gỗ ( 379 loài), cây làm thuốc (311 loài), cây làm rau ăn, cho tinh bột và cây ăn quả (60 loài), cây cho tinh dầu (32 loài), hoa cây cảnh (102 loài).
Cây làm thuốc điển hình như: Ba kích, Hoàng đằng, Chân chim, Cốt toái bổ, Vú hương, Quế, Trầm hương, Khôi tía, Sa nhân, Sa nhân quả to, Chân chim núi, Kim ngân, Cẩu tích, Na rừng, Củ mài, Lõi tiền, Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Bẩy lá một hoa, Bách bộ, Khúc khắc.
Trong các nhóm cây ăn quả, cây rau ăn, cây tinh dầu, cây cảnh, nhiều loại cũng được làm thực vật bổ dưỡng, bồi bổ sức khoẻ.
VQG Tam đảo đã lập được Danh mục 64 loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ và Danh mục 42 cây thuốc đặc hữu (phần lớn là những cây thuốc quý hiếm)
Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện được gần 613 loài thực vật thuộc 308 chi, 121 họ, trong số này có 361 loài cây làm thuốc, 86 loài cây làm rau ăn, 104 loài cây ăn quả và 116 loài cây cho gỗ.
Vùng đệm (với diện tích 15.515 ha, gồm 20 xã thuộc ba tỉnh Thái nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang), thuộc VQG Tam Đảo có khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật tương tự như điều kiện tự nhiên của VQG. Đặc biệt, tại vùng đệm, các loài cây làm thuốc đã được nhân rộng ra.
Ban quản lý VQG Tam Đảo đã khoanh vùng xây dựng một vườn thực vật diện tích 222 ha để gây trồng 700 loại thực vật có ở vùng Tam đảo, có một phân khu trồng các mẫu cây có ích và một vườn ươm nhân giống 44 loài cây thuốc và cây phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng.
Hiện VQG đã tiến hành điều tra nghiên cứu thực vật ở 5.024 ha. Năm 2000, trường Đại học Dược Hà nội đã tiến hành điều tra cây thuốc trong vườn. Còn 24.000 ha sẽ được điều tra nghiên cứu chính xác về động, thực vật.
Vườn Quốc gia Bạch Mã
Địa chỉ: huyện Phú Lộc, Thừa thiên Huế.  VQG Bạch mã được thành lập ngày 15/7/1991, với diện tích 22.031 ha, ở gần hai thành phố lớn Huế và Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho biết VQG Bạch Mã có tới 1406 loài thực vật, nhiều nhất là cây làm thuốc (338 loài), cây cho gỗ (120 loài), cây ăn quả (22 loài), cây cho tinh dầu (33 loài), hoa cây cảnh (35 loài), cây có sợi (26 loài).
Nhiều cây thuốc quý hiếm như A lợi, Đỉnh tùng, Sa mộc, Bảy lá một hoa, Thông tre, Kim tuyến, Lá khôi, Ô dược nam, Thổ phục linh, Vàng đắng, Ba gạc lá nhỏ, Cúc mai đã được ghi vào sách đỏ Việt nam.
Nhiều phương thuốc chữa nhiều chứng bệnh theo kinh nghiệm của người Mường, Vân Kiều, Cà tu phần lớn có sử dụng các loài cây thuốc trong rừng Quốc gia Bạch mã. Vuờn còn có những loài cây thuốc mà người dân ở đây thu hái bán qua biên giới như  Chè đắng, Hoàng cầm núi, Cây ba mươi, Bảy lá một hoa, Bình vôi, Câu đằng Trung quốc, Bồ công anh Trung quốc, Sa nhân gai, Thiên niên kiện, Cây cơm nguội, Ngải tím.
Viện Dược liệu chủ trì Dự án bảo tồn cây thuốc cổ truyền tại VQG.
Vườn Quốc gia Cát Bà
Địa chỉ:  huyện Cát Bà, thành phố Hải phòng. VQG được thành lập ngày 31/3/1986 gồm phần đất liền và phần biển. VQG là khu rừng nguyên sinh có cả một hệ thống động vật và thực vật rất quý hiếm. Vườn có 620 loài thực vật với hàng trăm loài làm dược liệu quý và hàng trăm loài động vật làm thuốc trong đó có cả các loài Voọc, Hươu, Mèo, Cầy hương, loài gặm nhấm, Dơi, Chim, Ong rừng tự nhiên. Bà STENKE, Giám đốc Dự án bảo tồn VQG  Cát Bà cho rằng: Đây là vùng ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ ở quy mô quốc gia, mà còn có thể mở rộng khu bảo tồn biển của VQG Cát Và ra phạm vi rộng lớn hơn.
Hiện du khách đến tham quan VQG Cát bà ngày càng tăng, dòng người này tiêu thụ thịt thú rừng, mật ong rừng và linh trưởng không biết bao nhiêu mà kể. Tình trạng này đặt ra vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo tồn nguồn thiên nhiên vô giá này và phát triển bền vững. VQG Cát Bà là tài sản quốc gia nên không ai khác, nhân dân và nhà nước là người quyết định vận mệnh của vườn.
Vườn Quốc gia Cát tiên
Địa chỉ: xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng nai. VQG có diện tích 74.219 ha này được thành lập ngày 13/1/1992, thuộc địa phận ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước và được công nhận là khu sinh quyển thứ 441của thế giới. Vườn có thảm thực vật vô cùng phong phú, đã xác định được 1.610 loài thực vật, gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, thảm tươi, dây leo, thực vật phụ sinh, ký sinh. Trong số này có nhiều loại cây thuốc quý hiếm. Có nhiều cây cổ thụ, cây ở độ tuổi 1.000 năm, có động vật làm thuốc như các loài thú, loài chim, linh trưởng, bò sát. Số thực vật và động vật có tên trong sách đỏ Việt nam cần được bảo tồn ở đây khá lớn như loài tê giác một sừng, hiện chỉ còn sống sót ở Việt nam và Inđônêsisa. VQG Cát Tiên đang thực hiện Dự án bảo tồn do chính phủ Hà Lan tài trợ, kinh phí 6 triệu USD, thực hiện trong 5 năm(1998-2003) và Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn, kinh phí đầu tư 20 triệu USD (trong đó 70% là vốn vay của Ngân hàng Thế giới, 15% vay của Hà Lan, 15% của Việt Nam).


Các cây quý hiếm được gây giống ở rừng Cúc Phương


 Vườn thực vật trong khuôn viên của Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, hiện đang gây giống 30 loài cây lấy gỗ quý hiếm, nằm trong danh sách các loài thực vật quý hiếm của Việt Nam.
Theo TTXVN, trong tổng số 350 loài cây được trồng trong vườn có 210 loài phân bố tại khu vực rừng Cúc Phương, 85 loài phân bố ở các miền khác của Việt Nam, 5 loài nhập nội, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tre trúc và 15 loài cau dừa.
Trong quá trình gây trồng tại vườn, tỷ lệ sống đạt 90%. Một số loài cây quý có giá trị được nhiều nơi mang giống đi trồng như chò chỉ, kim giao, bách xanh, sâng, trường vân. Hàng chục loài có triển vọng trở thành nguồn giống và gieo ươm cung cấp giống cho trồng rừng. Tuy nhiên, khoảng 10% số loài trong vườn có mức sinh trưởng và phát triển chậm, khó gây trồng thành rừng.
Phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn, trong thời gian tới vườn thực vật Cúc Phương sẽ tăng số loài cây trồng, đa dạng nhiều thành phần, phấn đấu trở thành một kho tiêu bản sống về thực vật Việt Nam tại Cúc Phương.

Cây thành ngạnh "uy hiếp" động thực vật quý hiếm ở vườn Quốc gia Chư Mo Ray


Cây thành ngạnh "uy hiếp" động thực vật quý hiếm ở vườn Quốc gia Chư Mo Ray
Ông Đào Xuân Thủy, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mo Ray (Kon Tum) cho biết: Cây thành ngạnh đang phát triển rất mạnh và “uy hiếp” động, thực vật quí hiếm tại khu vực thung lũng Ya Bok thuộc Vườn Quốc gia Chư Mo Ray.

Theo ông Thủy, loài cây này đã có từ trước, tuy nhiên phát triển mạnh từ năm 2007 đến nay với tổng diện tích trên 500 ha. Nhiều nơi, loài cây này đã đạt độ che phủ trên 70% diện tích, có nơi trên 90%. Ban quản lý Vườn nhiều lần đã thuê nhân công chặt, tiêu hủy nhưng với diện tích rộng, nhân lực, vật lực mỏng và thiếu nên rất khó xử lý triệt để loài cây này. Ông Thủy khẳng định: Nếu không có biện pháp hạn chế thì sự phát triển như vũ bão của loài cây này sẽ lấn át các bãi cỏ lâu năm, các loài cỏ không phát triển và trong tương lai cả vùng thung lũng Ja Bok rộng lớn (khoảng 16.000 ha) sẽ bị "chiếm hữu".

Thung lũng Ya Bok đang là nơi trú ngụ của các loài động vật thuộc diện quý hiếm nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam và thế giới như: Voọc, rùa mỏ két, vượn, gà lôi, nai cà toong... Sự phát triển của cây thành ngạnh nếu không kiểm soát cũng ảnh hưởng đến hệ thực vật quí hiếm như: Lan một lá, lan kim tuyến, kim giao, giáng hương...

Cây thành ngạnh có tên khoa học là Cratoxy maingayi, là cây tiên phong gỗ nhỏ, thấp, thân có nhiều gai nhọn, chịu được đất cằn cỗi. Đặc biệt cây có thể tái sinh hạt hoặc tái sinh chồi rất nhanh và ít có giá trị về kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học.

Phát hiện được quần thể cây hạt trần quý hiếm


Phát hiện được quần thể cây hạt trần quý hiếm
(26/10/2011 13:51:51) - Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa) mới phát hiện 4 loài cây hạt trần quý hiếm gồm thông Pà cò, Đỉnh Tùng, thông Tre lá ngắn, và Dẻ tùng sọc trắng.

Các loài cây hạt trần này phân bố tập trung trên diện tích gần 500ha trên địa bàn xã Nam Động (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Hiện tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các đơn vị liên quan lập kế hoạch xây dựng dự án xác lập khu bảo tồn loài tại xã Nam Động nhằm bảo tồn 4 loài cây kể trên.
Theo khảo sát của hạt kiểm lâm Quan Hóa, các loài cây hạt trần này sống trên núi đá ở độ cao 1.000-1.300 m, nhiều cây trên 100 năm tuổi, cây to nhất có đường kính 150cm.
Trong đó Cây Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis) phát hiện 1.240 cây, cây Đỉnh Tùng (Cephalotaxus hainanensis) có 260 cây, Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw) có 285 cây, cây Dẻ Tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia) có 450 cây.
Cả 4 loài cây trên đều có thế hệ cây tái sinh.
Với việc phát hiện 4 loài cây hạt trần trên với diện tích tập trung tương đối lớn (gần 500ha) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Đặc biệt với việc phát hiện phân bố cây tái sinh loài Thông Pà cò mở ra 1 hướng nghiên cứu mới đối với việc nhân giống hữu tính loài cây này bởi các nghiên cứu trước đây không nhân giống được loài Thông Pà cò do hạt giống không có phôi./.



Cây cổ thụ - tài sản quý hiếm


Những cây cổ thụ không chỉ mang lại màu xanh mà còn là nhân chứng lịch sử, là biểu trưng văn hóa trong quá trình phát triển của Hà Nội nghìn năm văn hiến...

Ông Nguyễn Nguyên Cương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Truyền thông và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, từ ý tưởng cây cổ thụ là tài sản quý hiếm, nhóm nghiên cứu của Trung tâm đã tiến hành khảo sát và lập bản đồ cây cổ thụ Hà Nội (Atlas) từ hơn 3 năm nay trên địa bàn 14 quận huyện Hà Nội (cũ).

Sau khi tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, tiêu chí cây cổ thụ do nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Giáo dục Truyền thông và Môi trường xác định là "những cây sống trên 70 năm, đường kính trên 70cm".
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đưa vào danh sách những cây có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, cây có nguồn gen quý hiếm… Bởi trên thực tế, ngoài những cây đáp ứng được độ tuổi thì cũng có những cây tuy ít tuổi hơn nhưng lại gắn bó với một sự kiện có tính lịch sử, văn hóa (như cây đa Bác Hồ) hoặc trong những cây xà cừ 100 tuổi thì phải chọn cây nổi trội như dãy cây xà cừ ở phố Phan Đình Phùng…
Căn cứ vào những tiêu chí phân loại này, nhóm khảo sát xác định Hà Nội có 725 cây cổ quý cần được bảo vệ thuộc 62 loài và 30 họ thực vật khác nhau. Về phân bố, có 596 cây tập trung ở 9 quận nội thành (chủ yếu ở các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm); 129 cây ở 5 huyện ngoại thành. Nhóm khảo sát cũng “đánh dấu” những cây cổ thụ có đặc điểm đặc biệt như: cây cao tuổi (17 cây); cây có kích cỡ lớn (19 cây); cây thuộc gen quý hiếm (6 cây, tập trung chủ yếu ở vườn Bách Thảo).
Trong số này đáng chú ý là vẫn còn 1 cây lim cổ thụ (trên 250 tuổi) trong vườn nhà anh Vũ Đức Kỳ ở xóm 3, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn. Chủ nhân cho biết đây là cây lim còn sót lại của một khu rừng tự nhiên trước đây.
Ngoài ra, nhóm cây cổ thụ cao tuổi nhất đã sống trên 400-700 năm chủ yếu phân bố tại các đình làng, chùa, điển hình như cây bồ đề tại đình Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm) có trên 700 năm tuổi.
Những cây cổ thụ được xếp vào loại đặc biệt đều gắn với những di tích lịch sử: cây thị ở đình Chèm, cây muỗm ở đền Quán Thánh, cây gạo ở Bảo tàng Lịch sử… ; có cây gắn với những dấu tích lịch sử như cây muỗm trên 300 năm tuổi gắn với việc trùng tu đền Quán Thánh (thế kỷ XVII).


cay tai loc

cây cảnh quý hiếm được trưng bày trong dịp đại lễ


Ngày 6/10, Bảo tàng Hà Nội đã mở cửa để đón khách thăm quan. Khu vực trưng bày cây cảnh nhiều ngày nay đã có hàng trăm người dân đứng chật kín các khu trưng bày, thậm chí đứng ngắm cây qua hàng rào trên đường Phạm Hùng.
Tổng số lượng cây cảnh trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội và Cung triển lãm quy hoạch Quốc gia khoảng 2.500 cây. Một số chủ cây cảnh cho biết, đa phần các cây cảnh đem đến triển lãm đều thuộc loại đẹp và quý nhất của mỗi địa phương.

Trong đó phần lớn các cây đều có giá vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, một số ít cây có giá vài chục triệu đồng. Thậm chí nhiều chậu trồng cây cũng đã có giá lên tới gần trăm triệu đồng.

Đáng chú ý, tại triển lãm có trưng bày cây sanh cổ thụ "Mâm xôi con gà" của ông Nam Thành (đại gia buôn vàng bạc, đá quý tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ). “Mâm xôi con gà” được đặc cách vào trong “tứ cây quý” của đất ngàn năm văn vật mà không phải qua vòng… thi đấu, bình xét.

Theo những người chăm sóc cây cho ông Thành, ước tính trị giá của cây sanh "Mâm xôi con gà" khoảng 5 triệu USD (tương đương khoảng 100 tỷ VNĐ). Ngoài ra bộ 4 cây thế có tên "Chiến thắng Bạch  Đằng" của hội sinh vật cảnh Hải Phòng cũng có giá khoảng 40 tỷ đồng...

Cưa trộm cây gỗ quý hiếm giữa thủ đô



Sau khi hạ gục cây sưa gần 30 tuổi, nhóm thanh niên cưa một đoạn gỗ đưa lên ôtô rồi phóng mất trong đêm. Vụ cưa cây quý hiếm diễn ra cách trụ sở công an phường Bách Khoa (Hà Nội) vài trăm mét.
> Cưa trộm cây gỗ quý sát Hồ Gươm


Sáng 8/9, nhiều người dân ở khu tập thể K16, K17 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) xôn xao về cây sưa đỏ bị chặt hạ trong đêm. Cây có chiều cao hơn chục mét, đường kính khoảng 40 cm. Theo công nhân Công ty Công viên cây xanh, đây là một trong những cây có đường kính lớn nhất bị chặt trộm trong thời gian qua
Người phụ nữ ở dãy nhà K16 kể, khoảng gần 2h sáng, nhiều người trong khu tập thể đều nghe tiếng xèn xẹt nhưng ai cũng cho rằng đó là tiếng xe máy hay tiếng nghiền bê tông từ công trình đang xây dựng gần đó. "Sau khoảng 10 phút tiếng động ngừng, ngó qua cửa sổ tôi phát hiện 4 thanh niên đeo khẩu trang đang lúi húi dưới gốc cây đã bị đốn hạ", nhân chứng kể.
Cây sưa có gần 30 tuổi bị hạ gục trong đêm ở sân khu tập thể Bách Khoa. Ảnh: Hoàng Anh.
Chị này cho biết thêm, nhóm thanh niên sau khi chặt được một đoạn gỗ đã vác ra chiếc xe ôtô 4 chỗ màu ghi rồi phóng mất hút trong đêm. Vụ việc xảy ra cách trụ sở công an phường Bách Khoa chừng vài trăm mét.
Sáng nay, ông Trần Văn Dũng - Phó phòng Hành chính Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh cho biết, từ cuối tháng 7 đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 9 vụ chặt trộm sưa. Đây là cây đặc biệt quý hiếm, lõi có thể được chế tác thành đồ vật phong thủy có giá trị.
Ngày 5/9, tại công viên Thống Nhất (Hà Nội) một cây sưa lớn cũng bị cưa trộm. Gốc của cây sưa có đường kính khoảng gần 30 cm, lát cắt phẳng, chứng tỏ bị đốn hạ bằng cưa máy.
Theo ông Dũng, UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Công an Hà Nội cùng các cấp, ngành kiểm tra, có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và kiên quyết xử lý đối với các hành vi phá hoại, chặt hạ cây quý hiếm trên địa bàn.
Theo Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh, Hà Nội có gần 700 cây sưa. Gỗ sưa (còn gọi là huỳnh đàn) có giá lên tới hàng trăm triệu đồng một m3.